Nhật Bản thắt chặt việc cấp visa du học sinh từ Việt Nam và 4 quốc gia khác

Đăng ngày 21/02/2017 bởi iSenpai

Theo báo Nishinihon, Bộ Pháp vụ Nhật sẽ tiến hành thẩm tra chặt chẽ hơn trong quá trình cấp tư cách lưu trú cho du học sinh từ 5 quốc gia (Việt Nam, Trung Quốc, Myanmar, Nepal, Srilankar) vào nhập học tại các trường tiếng có nhiều hơn 10 trường hợp bỏ học từ năm 2015. Quy định này nhằm thắt chặt quản lý việc du học sinh làm thêm trái quy định. Từ phía các trường tiếng có một số ý kiến phản đối vì có một số học sinh nghỉ học với lý do chính đáng như nghỉ ốm hay học lên đại học.
Bộ Pháp vụ cũng giải thích chọn 5 quốc gia trên là vì tình trạng “đông du học sinh,người cư trú bất hợp pháp và làm việc sai quy định tăng lên.” Tuy nhiên trong 10 quốc gia có người cư trú bất hợp pháp ở Nhật đông nhất chỉ có Việt Nam và Trung Quốc gây ra nhiều ý kiến phản đối vì cách lựa chọn 5 quốc gia này.

20170220-00010000-nishinpc-000-8-view

Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ thẩm định chặt chẽ năng lực tài chính của người bảo lãnh cho du học sinh và yêu cầu phải nộp xác nhận số dư tài khoản. Và từ kỳ nhập học tháng 7 năm 2017, người xin tư cách lưu trú sẽ trình bản photo sổ tiết kiệm và giải trình quá trình tích luỹ hình thành tài sản.

Trên thực tế không phải mọi gia đình du học sinh đều có năng lực kinh tế đủ để học tập và sinh hoạt ở Nhật, dẫn đến tình trạng nhiều du học sinh đang làm quá 28 giờ/ tuần.

Phía các trường tiếng Nhật có ý kiến rằng một số quốc gia đang phát triển như Việt Nam hay Myanmar chưa có hệ thống tài chính ngân hàng hoàn thiện nên người dân không có thói quen để tiền tiết kiệm cố định trong tài khoản. Do đó việc cục quản lý xuất nhập cảnh yêu cầu giấy tờ bổ sung về chứng minh tài chính trong tài khoản ngân hàng là việc rất khó khăn.

C5Fkf2EUcAAtxOT

Cục quản lý xuất nhập cảnh vẫn khẳng định “Con số trên 10 học sinh nghỉ học chưa phải là phán xét cuối cùng để quyết định trường đó có thuộc trường bị xét visa nghiêm ngặt hay không, nhưng chắc chắn họ sẽ áp dụng chủ trương thắt chặt việc cấp visa đối với hơn một nửa các trường tiếng Nhật tại Nhật Bản và người ta không nên coi đó là hình phạt.”

Trả lời