4 điều nên biết trước khi đổi tư cách lưu trú

Đăng ngày 10/08/2017 bởi iSenpai

Nguồn: http://visa-immigration.net/info/change-of-status
“Tôi muốn đổi tư cách lưu trú vì tôi muốn đi làm hay chuyển việc”
“Vì tôi kết hôn với người Nhật, nên tôi muốn đổi sang visa (tư cách lưu trú) không giới hạn hoạt động”
“Tôi muốn ly thân, chia tay, ly hôn với người phụ thuộc người Nhật, tôi phải thực hiện những thủ tục nào”

Để giải đáp những nguyện vọng, thắc mắc này, bạn phải biết một chút về việc đổi tư cách lưu trú và giấy tờ cho phép đổi tư cách lưu trú. Bài viết này sẽ hướng dẫn 4 nội dung mà bạn nên biết trước khi đổi tư cách lưu trú. 

  • Đổi tư cách lưu trú là gì
  • Tình hình cần thay đổi tư cách lưu trú và những điểm lưu ý
  • Điều kiện để được chấp nhận thay đổi tư cách lưu trú là gì
  • Cách thức xin phép đổi tư cách lưu trú

x2699555e66a71067a47ee5531c72263f.jpg.pagespeed.ic.l0CmcJN7ej

Ý nghĩa việc thay đổi tư cách lưu trú

Phần lớn visa (tư cách lưu trú) quyết định nội dung hoạt động (cũng có những loại visa đặc biệt không giới hạn nội dung hoạt động). Có những trường hợp người nước ngoài thay đổi tình trạng cuộc sống như kết hôn hay ly hôn, tìm việc hay đổi việc hoặc những người thỏa mãn điều kiện của tư cách lưu trú khác, cảm thấy đổi tư cách lưu trú thì tốt hơn hoặc buộc phải thay đổi tư cách lưu trú để tiếp tục ở lại Nhật.

Xin phép đổi tư cách lưu trú tức là việc nộp đơn lên cục quản lý nhập cảnh đơn xin phép thay đổi tư cách lưu trú. Trong tiếng Anh nó được viết là “Permission to Change Status of Residence”, hoặc cũng có thể gọi là thay đổi visa.

Những trường hợp được ví dụ dưới đây là những trường hợp cần hoặc nên xin phép đổi tư cách lưu trú.

  • Trường hợp người làm việc ở Nhật kết hôn với người Nhật (visa kĩ thuật sang visa phụ thuộc vào người Nhật)
  • Trường hợp người phụ thuộc vào người Nhật muốn kéo dài thời gian ở Nhật sau khi ly hôn (visa “phụ thuộc vào người Nhật” sang visa “người định trú”)
  • Trường hợp đến Nhật du học rồi muốn đi làm (visa “du học” sang visa “kĩ thuật” hoăc “nhân văn tri thức – quan hệ quốc tế”)
  • Trường hợp có thay đổi lớn trong nội dung công việc như đổi từ kĩ thuật viên sang thông dịch (visa “kĩ thuật” sang visa “nhân văn tri thức”)
  • Trường hợp người đang làm việc tại Nhật ra riêng và thành lập công ty (visa “kĩ thuật sang visa “đầu tư, kinh doanh”)
  • Một số trường hợp đặc biệt khác

Nếu bạn thực hiện những hoạt động không được quy định trong tư cách lưu trú từ trước đến nay mà không thay đổi visa (tư cách lưu trú) thì sẽ bị xem là làm việc bất hợp pháp. Trường hợp xấu nhất sẽ bị cưỡng chế về nước nên hãy cẩn trọng với việc thay đổi tư cách lưu trú.

6ecae5444f34486c127ab811b2fc3e99_s-min-1

Trường hợp cần đổi tư cách lưu trú và những điều cần lưu ý

Nếu điều kiện sinh hoạt của người nước ngoài sống ở Nhật thay đổi, việc thay đổi tư cách lưu trú là điều nên làm hoặc phải làm.

Ví dụ như thay đổi điều kiện sinh hoạt, trường hợp ly hôn hoặc kết hôn, đi làm hoặc đổi việc.

Bài viết sẽ giải thich cụ thể từng trường hợp thay đổi tư cách lưu trú và những điểm cần lưu ý.

Trường hợp đi làm, đổi việc, khởi nghiệp

Ví dụ, nếu người nước ngoài đang ở Nhật để du học bắt đầu đi làm thì cần phải đổi tư cách từ visa “du học” sang visa “kĩ thuật” hoặc “nhân văn tri thức” tùy theo công việc. Trường hợp những kĩ thuật gia trở thành phiên dịch viên hoặc những người nước ngoài đang làm nhân viên công sở độc lập và bắt đầu khởi nghiệp cũng cần phải đổi tư cách lưu trú.

Những trường hợp này không phải là “đổi thì tốt hơn” mà là “bắt buộc phải đổi”

Khi đổi sang visa (tư cách lưu trú) khác bạn phải phù hợp với những tiêu chuẩn cho phép nhập cảnh được quy định trong visa (tư cách lưu trú) sau khi thay đổi. (Chi tiết hơn bạn hãy xác nhận lại ở link Tổng hợp tất cả 27 loại visa, tư cách lưu trú của Nhật và nội dung của nó – điều kiện xác định của tư cách lưu trú – tiêu chuẩn cho phép nhập cảnh)

Thời điểm thay đổi

Những du học sinh có visa “du học” tìm được việc làm sau hoạt động tìm việc thì không thể đổi visa (tư cách lưu trú) cho đến trước khi tốt nghiệp đại học.

Khi bạn kết thúc hoạt động tìm việc, tốt nghiệp đại học và định đi làm thì cũng có khi nội dung công việc ở chỗ làm không phù hợp với tiêu chuẩn cấp phép nhập cảnh. Để không bị như vậy, việc xác định trước với nơi làm việc là điều quan trọng.

Mối quan hệ giữa chuyên môn với nơi làm việc

Trong tiêu chuẩn cho phép nhập cảnh của visa (tư cách lưu trú) liên quan đến lao động thì lịch sử học tập làm việc là một yếu tố quan trọng, nếu bjan làm công việc không liên quan đến lịch sử học tập làm việc thì sẽ không được cho phép đổi tư cách lưu trú.

Cũng có nhiều người nghi ngờ nên nếu sự liên hệ ở một mức độ nào đó giữa công việc ở nơi làm việc với chuyên môn từng học tập ở trường thì sẽ tốt hơn. Về việc này thì những sinh viên đại học hay nghiên cứu sinh đã lấy được bằng “cử nhân”, “thạc sĩ” sẽ có đôi chút khác biệt với những học sinh trường chuyên môn đã lấy được bằng “chuyên môn”.

Ví dụ về mối quan hệ chuyên môn và tiến học trong trường hợp sinh viên và nghiên cứu sinh, sau khi phân thành hai hệ lớn tự nhiên và xã hội, người ta sẽ chia thành chuyên môn theo từng cấp sâu hơn như tự nhiên -> khoa cơ khí -> cơ học chất lưu -> cản trở lưu động của tàu thủy, xã hội -> văn học -> văn học Anh Mỹ -> văn học Đức.

Như ví dụ trên đây không có nghĩa là bạn chỉ có thể làm những công việc liên quan đến cản trở lưu động của tàu thủy. Nếu bạn là sinh viên, nghiên cứu sinh thì những việc được cho là có liên quan có mức độ với hệ tự nhiên hay xã hội cũng khá nhiều. Nhưng, trường hợp những học sinh trường senmon thì sẽ bị giới hạn nơi làm việc do tính chuyên môn từ từ khi vào trường nên cần phải chú ý hơn.

Trường hợp kết hôn với người có quốc tịch Nhật

Trong visa (tư cách lưu trú), có những tư cách có giới hạn nhất định trong nội dung hoạt động như là “kĩ thuật” “kĩ năng” “tri thức nhân văn” và có tư cách không bị giới hạn nội dung hoạt động như là “phụ thuộc vào người Nhật”.

Ví dụ, như ông Coku là đầu bếp người Nhật có tư cách lưu trú là “visa kĩ năng” bị giới hạn hoạt động nhất định, nhưng nếu ông Coku đó kết hôn với người có quốc tịch Nhật thì có thể đổi sang “visa phụ thuộc vào người Nhật”. Khi đó ông ta có lợi là những giới hạn trong nội dung hoạt động sẽ bị mất đi.

Đây là trường hợp không phải là phải đổi mà là nên đổi thì tốt hơn.

Trường hợp ly hôn, tử biệt với người phụ thuộc có quốc tịch Nhật

Trường hợp người có visa “người phụ thuộc vào người Nhật” khi ly hôn hoặc tử biệt (chồng hoặc vợ qua đời) với người Nhật thì sẽ phải đổi sang visa (tư cách lưu trú) khác.

Vì có người phụ thuộc là người Nhật là điều kiện để có visa “người phụ thuộc vào người Nhật”, nên nếu bạn ly hôn thì đương nhiên là bạn không thể giữ visa đó nữa, tử biệt cũng vậy.

Từ trước đến nay, dù đã ly hôn nhưng người ta vẫn có thể giữ visa “người phụ thuộc vào người Nhật” cho đến khi hết hạn visa, nhưng cục quản lý lưu trú những năm gần đây đã khó khăn hơn, do đó sau khi ly hôn, tử biệt nếu không thực hiện “hoạt động với tư cách phụ thuộc” mà không có lý do chính đáng, thì có thể bị lấy lại visa.

Cũng có trường hợp nữ giới sau khi ly hôn hoặc tử biệt sẽ tái hôn ngay để tiếp tục ở lại Nhật nhưng hiến phá Nhật Bản quy định không được tái hôn trong vòng 6 tháng, những trường hợp như vậy cũng trở thành vấn đề.

Ngoài ra, về những loại visa có thể xin đổi, nếu bạn có lịch sử làm việc và học tập phù hợp với những điều kiện đi kèm thì có thể xin đổi sang tư cách lao động như visa “kĩ thuật”, hoặc nếu có tình thế nhất định đặc biệt thì cũng có thể đổi sang tư cách lưu trú visa “người định cư”. Tình thế nhất định đặc biệt có thể là vì nuôi con, dư dả sinh hoạt phí, thời hạn hôn thú còn trên 3 năm.

Thế nhưng có nhiều người lại thắc mắc nếu không bị cục quản lý nhập quốc chú ý thì có thể ở lại với visa “người phụ thuộc vào người Nhật” không. Xin nhắc lại lần nữa là quy định của cục quản lý nhập cảnh gần đây trở nên khó khăn hơn nên không khuyến khích phương pháp đối nghịch hay bỏ trốn khỏi sự kiểm soát cục quản lý nhập cảnh.

Trường hợp người nước ngoài ly hôn thì trong vòng 14 ngày họ có nghĩa vụ phải báo lên cục quản lý nhập cảnh về việc ly hôn. Dù bạn không báo nhưng thông tin vẫn sẽ được thông báo đến cục quản lý nhập cảnh. Do đó bạn sẽ bị hỏi lí do tại sao không thực hiện thủ tục đó.

Ngoài ra, ở Nhật cũng có chế độ thông báo tình trạng cư trú bất hợp pháp, nên cũng có nhiều trường hợp hàng xóm hay người phụ thuộc cũ của người nước ngoài thông báo lên cục quản lý nhập cảnh về việc người nước ngoài  cư trú bất hợp pháp.

Kết cục tất yếu là bạn sẽ bị cục quản lý nhập cảnh bắt được, nên tốt nhất là thông báo trực tiếp lên cục quản lý nhập cảnh, sau đó trình bày lý do muốn được tiếp tục ở lại Nhật thật chính đáng để thuyết phục cục cho bạn ở lại.

Những trường hợp cho phép và không cho phép visa “người định trú” trước đây cũng được công bố rộng rãi trên Trang chủ Bộ pháp vụ – Những ví dụ về việc cho phép và không cho phép chuyển đổi tư cách lưu trú từ “người phụ thuộc vào người Nhật” hoặc “người phụ thuộc vào người vĩnh trú” sang “người định trú”.

Về cách thức thông báo của người phụ thuộc ngoại quốc trogn vòng 14 ngày sau ly hôn hãy xem trên Trang chủ Bộ Pháp vụ – Trình báo về người phụ thuộc

Trường hợp tử biệt với người bị phụ thuộc quốc tịch Nhật

Điều kiện để có visa “phụ thuộc vào người Nhật” không phải chỉ cần tờ giấy hôn thú, mà thực chất của điều kiện này là liên tục sống chung cùng nhau sinh hoạt.

Trường hợp người phụ thuộc phải đi công tác một mình  hoặc phải sống riêng vì muốn trốn khỏi bạo lực gia đình, những trường hợp đặc biệt cũng có khi được cục chấp nhận nên nếu bạn đang trong những trường hợp vợ hoặc chồng qua đời thì bạn nên thảo luận với cục quản lý nhập cảnh hoặc những chuyên gia pháp luật

Trường hợp đổi tư cách lưu trú cho những visa “thực tập sinh”

Những visa “thực tập” hay “rèn luyện kĩ năng” không thể đi làm ở Nhật.

Visa “thực tập” hay “rèn luyện kĩ năng” thực chất là việc bạn quay về nước mang theo những kĩ thuật tri thức có được khi thực tập rèn luyện ở Nhật triển khai ở nước mình, nên mới có những visa này từ cái nhìn của hợp tác quốc tế, nên nó là tư cách lưu trú không được tiếp tục ở lại Nhật.

Nhưng nếu bạn muốn kết hôn với người có visa vĩnh trú hoặc người Nhật trong khi đang thực tập rèn luyện thì vẫn có thể được chấp nhận đổi tư cách lưu trú vì lý do nhân đạo.

Trường hợp đổi tư cách lưu trú của visa ngắn hạn

Về nguyên tắc thì không thể đổi tư cách lưu trú từ visa ngắn hạn được.

Visa “cư trú ngắn hạn” là visa dành cho những người cư trú tạm thời với mục đích tham quan, nên nó là loại tư cách lưu trú dễ lấy không bị thẩm tra nghiêm ngặt. Do đó nếu muốn đổi từ “cư trú ngắn hạn” sang loại tư cách cần kiểm tra gắt gao thì nó sẽ là một cuộc kiểm tra nghiêm ngặt xuyên suốt bằng mọi phương pháp từ trước đến nay.

Nhưng cũng có nhiều trường hợp muốn đổi từ những loại visa ngắn hạn dưới đây sang tư cách lưu trú khác trong thực tế.

  • Cần phải ở lại Nhật lâu dài do công việc, nhưng lại không hợp với visa đang có, muốn đổi tư cách lưu trú sau khi vào nhật ở được một thời gian ngắn.
  • Mời người yêu đến Nhật bằng visa tư cách lưu trú, muốn kết hôn trong khi đang có lưu trú ngắn hạn.
  • Mời bố mẹ cần được chăm sóc đến Nhật gấp, sau đó muốn đổi sang tư cách lưu trú lâu dài.

Những trường hợp này nếu cung cấp đầy đủ thông tin về cuộc sống vợ chồng hoặc giấy tờ chứng minh bố mẹ cần được chăm sóc thì cũng có thể đổi được.

Sự khác nhau giữa cho phép hoạt động ngoài tư cách và đổi tư cách lưu trú.

Đổi tư cách lưu trú tức là bỏ đi visa (tư cách lưu trú) từ trước đến nay và đổi sang tư cách lưu trú mới. Tóm lại, nội dung hoạt động trước giờ sẽ biến mất, và phải đổi sang những hoạt động được quy định trong visa (tư cách lưu trú) mới.

Giấy phép hoạt động ngoài tư cách tức là cho phép tham gia những hoạt động khác trong khi vẫn tiếp tục visa (tư cách lưu trú) từ trước đến nay.

Trường hợp bạn muốn tham gia những hoạt động khác trong khi vẫn duy trì những hoạt động của tư cách lưu trú hiện tại thì cần phải nộp đơn xin hoạt động ngoài tư cách chứ không phải là đơn xin đổi tư cách lưu trú.

Điều kiện để được chấp nhận đổi tư cách lưu trú là gì

Điều kiện để đổi tư cách lưu trú được chấp nhận giống với trường hợp cấp mới tư cách lưu trú của loại tư cách lưu trú bạn muốn đổi.

Cách xin phép thay đổi tư cách lưu trú

Người có thể nộp đơn xin thay đổi tư cách lưu trú

  1. Người muốn thay đổi tư cách lưu trú
  2. Người đại diện
  • Là người đại diện pháp luật của người cần thay đổi
  • Người thay quyền do pháp luật quy định là bố mẹ nếu là người chưa thành niên, là người bảo hộ nếu người không đủ khả năng nhận thức.
  1. Người được ủy quyền đăng ký (Chỉ trong trường hợp bản thân người muốn thay đổi tư cách lưu trú và người đại diện đang ở Nhật)
  • Khi nhận được ủy thác từ bản thân người muốn đổi tư cách lưu trú, ngươi này có thể thay mặt cho bản thân người đó hoặc người thay quyền nộp hồ sơ hộ.
  • Người được ủy quyền đăng ký có thể là cá nhân hoặc đoàn thể thuộc cơ quan được chỉ định, như luật sự, nhân viên công chứng, bố mẹ hoặc người sống chung.
  • Luật sư hoặc nhân viên công chứng thì chỉ những người có giấy phép mới có thể nhận ủy quyền xin phép.
  • Nhân viên, đoàn thể thuộc cơ quan được chỉ định là những nhân viên đoàn thể ở nơi bản thân người đó làm việc, hoặc nhận được đó làm nhân viên thực tập, nhân viên công ty công ích có mục đích là giúp người nước ngoài thuận lợi được chấp nhận, hoặc là người được cơ quan quản lý nhập cảnh địa phương công nhận được ủy quyền xin phép.
  • Những người cần có sự giúp đỡ của người được ủy quyền là cha mẹ hoặc người sống chung phải là người nước ngoài chưa đủ 16 tuổi, những người bị bệnh không thể ra ngoài.

Kỳ hạn cho đến khi nhận được giấy phép thay đổi tư cách lưu trú

Thời hạn xử lý tiêu chuẩn là 2 tuần đến 1 tháng.

Nơi nộp đơn thay đổi tư cách lưu trú

Cục quản lý nhập cảnh địa phương quản lý nơi bạn đang sinh sống.

Bạn có thể tìm được bản đồ trên trang chủ của cục quản lý nhập cảnh – Cơ cấu, tổ chức, bạn hãy xem ở phần “管轄又は分担区域

Phí cần dùng cho việc thay đổi tư cách lưu trú

Bạn cần nộp 4000 yên khi nộp đơn. 

Giấy tờ cần cho việc thay đổi tư cách lưu trú

  • Đơn xin đổi tư cách lưu trú
  • Ảnh 3×4
    000099242
  • Thẻ lưu trú hoặc giấy chứng nhận đăng ký người ngoại quốc (chỉ có người đang đổi)
  • Giấy cho phép hoạt động ngoài tư cách (chỉ những người có giấy phép)
  • Hộ chiếu hoặc giấy chứng minh tư cách lưu trú (cần phải có lý do khi không thể trình ra)
  • Giấy tờ chứng minh nhân thân (nếu người nộp là người được ủy quyền)
  • Tài liệu chứng minh với nội dung hoạt động ở Nhật

Về tài liệu ứng với nội dung hoạt động ở Nhật sẽ được phân chia tủy theo loại tư cách lưu trú.

Chi tiết hơn hãy xem về các loại tư cách lưu trú Tài liệu về nội dung các hoạt động ở Nhật “Đăng ký xin đổi tư cách lưu trú, đăng ký cho phép nhận tư cách lưu trú

Ngoài ra, bạn có thể tải mẫu đơn đăng ký từ trang chủ bộ pháp vụ – Đăng ký xin đổi tư cách lưu trú

Trả lời