Hướng dẫn chi tiết về Hoàng cung Nhật

Đăng ngày 07/01/2018 bởi iSenpai

Chỉ cách 10 phút đi bộ từ ga Tokyo, Hoàng cung nằm đó, với những khu vườn và những phòng trưng bày đầy giá trị, cùng với những tour du lịch có hướng dẫn và cả di tích lâu đài cổ.

Là một ốc đảo yên bình để ngơi nghỉ giữa trái tim của Tokyo phồn hoa, Hoàng cung được bao quanh bởi những công viên và vườn tược tạo nên một chốn an yên giữa những con phố sầm uất của thành phố bận rộn này. Bao quanh ngôi nhà của Thiên hoàng, những khu vườn tại đây được chăm sóc rất tỉ mỉ và là một trong những điểm đến được khách ghé tới nhiều nhất thủ đô. Chiếm diện tích khoảng 3.3 km vuông, nơi này bao gồm những địa điểm hanami ngắm hoa anh đào, những phòng trưng bày, những di tích cổ và những khu vườn xinh đẹp, và tất nhiên, một khu vực cách ly riêng biệt chỉ dành cho hoàng tộc. Từng thuộc khu vực của lâu đài Edo, mảnh đất này trở thành một trong những địa điểm đắt giá bậc nhất của nước Nhật, và chỉ cách ga Tokyo một quãng ngắn đi bộ. Nếu bạn muốn ghé thăm nơi này, có những tour hướng dẫn miễn phí, và có cả những dịp đặc biệt mà bạn có thể nhìn thấy cả thiên hoàng nữa, vậy nên hãy đọc tiếp và tìm hiểu tất cả những điều bạn cần biết về cung điện này và những kho tàng bên trong đó.

Imperial-Palace-Guard-Tower-770x511

Lịch sử

Mảnh đất hiện tại của Hoàng cung từng là Lâu đài Edo, và trước đó là nơi ở của chiến binh Edo Shigetsugu. Nơi đây từng khá gần với Hibiya, nơi sau này trở thành bãi biển và là một địa thế bình nguyên vững chãi, được gia cố thêm bằng hào xung quanh. Được xây năm 1457 bởi Ota Dokan, Lâu đài Edo (hoặc còn được biết tới với cái tên Lâu đài Chiyoda) là một vị trí trọng yếu trong sự phát triển của Nhật Bản. Trong cuộc vây hãm Edo, nơi đây bị chiếm bởi gia tộc Hojo, rồi bị bỏ hoang trong suốt cuộc chiến Odawara năm 1590. Lâu đài sau đó thành căn cứ của Tokugawa Ieyasu và đội quân tướng lĩnh Tokugawa được thành lập tại đây, và lâu đài trở thành một trụ sở quân sự.

Imperial-Palace-Tenshudai-770x578

Sau Cải cách Minh Trị, nơi đây trở thành Hoàng cung, và Thiên hoàng Minh Trị đã ngụ lại đây cho tới khi hoàng cung mới được xây xong. Không may là, cũng giống nhiều công trình cổ của Nhật khác, lâu đài ngày nay không còn là di tích nguyên bản cổ xưa nào sau những tàn phá của hỏa hoạn, chiến tranh, và động đất – nhưng vài phần rất nhỏ còn trụ lại. Tenshudai trong ảnh trên là nền móng của tòa tháp cao nhất Nhật Bản 1 thời, tọa lạc trong khu vườn phía Đông.

Những khu vườn

Dù khuôn viên phía trong đóng cửa hầu hết khoảng thời gian trong năm, du khách vẫn có thể thăm thú những công viên và vườn tược bên ngoài miễn hí và không cần đăng kí. Khu vực này chia thành 3 khu chính: Khu vườn Đông, công viên Kitnomaru Koen, và vườn quốc gia Kokyo Gaien – tất cả gói gọn trong 1 cuốc chạy bộ cho những ai thích vận động nhiều hơn là tản bộ.

Imperial-Palace-East-Gardens-770x578

Khu vườn Đông

Mở cửa công khai từ năm 1968, Vườn Đông tọa lạc tại những vòng trong cùng của Lâu đài Edo: Honmaru và Ninomaru. Honmaru là quần thể chính nơi những người cai trị sống hàng ngày, Ninomaru là nơi diễn ra những cuộc họp với những chúa đất tới thăm. 2 nơi này hợp lại tạo thành khu vườn Edo cuối cùng được bảo tồn tại Nhật, và được phủ đầy những loại hoa và cây theo mùa được coi sóc cẩn thận kĩ lưỡng. Honmaru là một thảm cỏ rộng và Ninomaru là một khu vườn được cắt tỉa, tạo thành một không gian tuyệt vời để trốn khỏi thành phố và tận hưởng thiên nhiên thư thái.

Khu vườn vẫn còn sót lại vài dấu tích của tòa lâu đài Edo, như là tường hào, cửa ra vào và 1 vài đồn canh. Trên thảm cỏ của Honmaru bạn có thể thấy sót lại móng (tenshudai) của tòa tháp từng tồn tại trước đây đã từng là tháp cao nhất Nhật Bản. Không may là nó chỉ trụ được 19 năm trước khi bị sụp bởi 1 trận hỏa hoạn năm 1657 và không bao giờ được xây lại tới nay. Nếu bạn quan tâm muốn biết loại hoa nào sẽ nở vào mùa nào, hãy tìm hiểu thêm tại đây.

Vườn Đông đóng cửa vào các ngày thứ 2 và thứ 6, từ 28/12 tới 3/1, và vào các dịp lễ đặc biệt.

Còn lại, nơi này mở cửa từ 9h sáng tới 4h chiều các ngày từ 1/11 tới 28/2, và mở tới 4:30 chiều các ngày ngày 1/3, 4/4, 1/9 tới 31/10, tới 5h chiều các ngày từ 15/4 tới 31/8.

Vườn Quốc gia Kokyo Gaien

Imperial-Palace-Nijubashi-Bridge-770x578

Mở cửa công khai từ năm 1949, Kokyo Gaien trước đây là 1 phần trong khuôn viên cung điện nơi có cây cầu Nijubashi. Câu cầu có tên như vậy là vì trước đây nó được xây hoàn toàn từ gỗ và một tầng thứ được thêm vào sau này khiến cho biệt danh của nó là “cầu đôi”. Nơi đây 1 thời được biết tới với tên Nishinomarushita và là nơi ở của thuộc hạ.

Một địa danh khác cũng nổi tiếng như Nijubashi, cánh cổng Sakuradamon là một biểu tượng văn hóa, bên cạnh đó là bực tượng đồng của Masashige Kusunoki. Hơi dễ nhầm lẫn một chút, cái tên vườn quốc gia Kokyo thường được gọi cho khu vườn phía trước cung, nhưng cũng có khi dược dùng để gọi toàn tổng thể này, bao gồm cả khu công viên, hãy nhớ điều này nếu bạn thấy mình bị lẫn lộn.

Nơi này dễ tới nhất bằng cách tới cổng Sakuradamon, gần ga Sakuradamon. Vì đây là công viên công cộng, bạn có thể thoải mái tới mọi lúc.

Công viên Kitanomaru

25546580673_7a086ab421_o-770x513

Một ốc đảo xanh thực sư, công viên Kitanomaru từng là một vườn thuốc và gần như được bao quanh toàn bộ bởi tường hào, thực sự mang tới cảm giác đi trốn tránh xa khỏi mọi người. Hiện nay vãn còn 2 cánh cổng vào tồn tại từ thời Edo : cổng Shimizumon dẫn lối tới ủy ban phường Chiyoda, và cổng Tayasumon hướng tới ga Kudanshita và được xây từ năm 1685. Công viên này được mở cửa công khai từ năm 1969 để tưởng niệm 60 năm ngày sinh của Thiên hoàng Chiêu Hòa, và là một tập hợp của các loại cây gỗ và cây hoa – rất tuyệt để tạo bóng mát vào mỗi mùa hè.

Bạn có thể đưa bước theo con đường Chidorigafuchi với 1 bên là tường hào 1 bên là hàng cây hoa anh đào vào mùa xuân mà không cần lo lắng sẽ bị những người chạy bộ đâm phải. Từ tháng 4 tới tháng 11 bạn có thể thuê thuyền chèo nhỏ để thăm thú trên hào để thử 1 trải nghiệm siêu dễ thương giữa màu hồng của hoa anh đào, và cũng tạo nên một cảnh đẹp nên thơ cho những du khách từ trên nhìn xuống. Công viên này cũng có cả Bảo tàng Khoa học, Nippon Budokan và Bảo tàng Quốc gia Nghệ thuật Đương đại, và nhiều thứ khác.

Nơi này có thể đi bộ tới từ Vườn Đông  hoặc từ ga Takebashi, Kudanshita, hoặc Hanzomon. Vì đây là công viên cộng cộng, bạn cũng không bị mất tiền vé và không giới hạn giờ lui tới.

Những tour có hướng dẫn

Nếu muốn tới gần thêm chút với Hoàng Cung, bạn có thể đăng kí tham gia vào những tour có hướng dẫn để được vào những khu vực sâu hơn của nơi này. Tour này sẽ đưa bạn qua những điểm như Fujimi-yagura ( điểm ngắm núi Phú Sĩ), Hasuikebori (Hào Hoa Sen) hoặc được ngắm những điểm được bảo tồn như cầu Seimon Tetsubashi và Cổng Phòng thủ Fujimitamon. Bạn cũng sẽ được tới khá gần với Hoàng cung và nhìn nhiều chi tiết hiện đại thêm thắt sau này của vùng đất hoàng gia.

Những tour này đều miễn phí nhưng bạn phải đặt chỗ trước ở trên mạng trước đó hoặc trong ngày. Lượng khác tới tăng từ năm 2016, nên hiện giờ mỗi ngày chỉ đón 500 lượt khách, với 300 suất có thể đăng kí trong ngày, nên nếu may mắn bạn có thể được vào nếu tới đủ sớm. Tour diễn ra từ khoảng 10h sáng tới 1 rưỡi chiều, hướng dẫn bằng tiếng Nhật qua tai nghe được phát lúc vào, và một vài ngôn ngữ khác bao gồm tiếng Anh (nhưng chúng mình e là chưa có tiếng Việt đâu các bạn ạ). Tour kéo dài tầm 75 phút đi qua 11 địa điểm khác nhau, bắt đầu từ cổng Kikyomon, cũng là nơi bạn có thể đăng kí.

Những điểm thú vị khác

Ngoài những khu vườn và tour, địa điểm này còn có những điểm thú vị khác đáng để thăm thú khi bạn thả bước tới đây. Dưới đây là 3 lựa chọn cho khu vực phía bắc của công viên Kitanomaru.

Bảo tàng Quốc gia về Nghệ thuật Đương đại, Tokyo

Là nơi chứa rất nhiều những tác phẩm nghệ thuật hiện đại của cả Nhật Bản và quốc tế, bảo tàng này hẳn sẽ là 1 phát hiện quí giá cho những ai yêu nghệ thuật. Những tác phẩm trường tồn như bộ sưu tập ảnh của Walker Evans, những tác phẩm trừu tượng của Willen de Kooning và những tác phẩm của Wassily Kadinsky. Có những tác phẩm tập trung vào ảnh hưởng của nghệ thuật quốc tế tới nghệ thuật truyền thống Nhật bản và ngược lại, những tác phẩm của Yayoi Kusama và Ai Mitsu cũng được trưng bày tại đây. Bảo tàng này cũng bao gồm cả Trung tâm Phim ảnh Quốc gia với bộ sưu tập khổng lồ cùng những suất chiếu thường xuyên.

Giờ mở cửa: 10h sáng tới 5h chiều, đóng cửa vào các ngày thứ 2. Miễn phí vào cửa mỗi chủ Nhật đầu tiên của tháng.

Nippon Budkan

Được xây dựng để đăng cai giải judo trong khuôn khổ Olympic 1964, Budokan là một sân vận động lớn vẫn thường xuyên đăng cai các sự kiện võ thuật, hoặc các sự kiện thể thao khác. Các giải vo địch quốc gia judo, kendo, akido và karate vẫn được tổ chức hàng năm tại đây và là 1 cơ hội tốt để xem những môn võ truyền thống.

Nơi này dần trở thành địa điểm tổ chức các buổi diễn ca nhạc nổi tiếng, với buổi biểu diễn đầu tiên của The Beatles năm 1966 và từ đó hàng trăm nghệ sĩ đã từng đứng trên sân khấu nơi đây, như Diana Ross, Prince, AKB48, và Morning Musume. Nơi đây vẫn cực kì được yêu thích và bạn có thể tới kiểm tra lịch trình sự kiện nếu vẫn có cơ hội lưu lại đây. Bạn cũng nên kiểm tra qua lịch trình vì nếu có 1 sự kiện nổi tiếng nào đó thì có lẽ bạn hãy suy xét việc tránh xa ga Kudanshita.

Bảo tàng Khoa học

Bảo tàng này chủ yếu dành cho trẻ em và bố mẹ chúng, vì nơi đây rất phù hợp với những chuyến đi gia đình mà lũ trẻ ở Tokyo cực yêu thích từ năm 1964. Nơi đây hơi giống kiểu bảo tàng tổng hợp với những trưng bày về công nghệ máy tính, giao thông, vũ trụ, tương lại, khoa học đời sống và nhiều thứ khác.

Giờ mở cửa: 9:30 – 16:50, đóng cửa các ngày thứ 4 (có vài ngoại lệ, bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây). Vé vào cửa; người lớn 720Y, trẻ em 260 – 410Y.

Những ngày đặc biệt

Imperial-Palace-Emperor--770x510

Chỉ có một vài ngày như thế trong năm, nhưng chúng không cách xa nhau: những ngày đặc biệt để vào Hoàng Cung đều trong mùa đông, từ 2/12 tới 2/1. Bạn có thể được phép nhìn vào trong cung điện và thậm chí nhìn thấy cả Thiên hoàng, những ngày này thường cực kì bận rộn vì chúng khá hiếm trong năm, nên hãy chuẩn bị tâm lý xếp hàng và chen chúc trong đám đông.

Ngày 2 tháng 12 – mở cửa cho công chúng tới phố Inui

Vào ngày này bạn sẽ có thể đi vào trong Hoàng Cung từ cổng Sakashitamon tới cổng Inuimon. Lộ trình này đồng nghĩa với bạn có thể ngắm vườn Fukiage và nơi ở của Thiên hoàng bên trái, cùng với Vườn Đông ở bên phải, rồi sau đó đi qua hào Hasuike-bori.

Ngày 23 tháng 12 – sinh nhật Thiên hoàng

Để đón mừng sinh nhật, Thiên hoàng cùng gia đình sẽ xuất hiện 3 lần trên ban công của điện Trường Hòa Chowaden. Ngày này cũng là ngày nghỉ lễ toàn quốc gia nên đây sẽ là một ngày bận khủng khiếp. Vào buổi chiều, sổ dành cho khách sẽ được mở công khai cho tất cả mọi người, và lều cũng sẽ được dựng lên để mọi người ai muốn đều có thể để lại lời nhắn chúc mừng Thiên hoàng. Từ 12 rưỡi trưa tới 3 rưỡi chiều cuốn sổ này sẽ được đặt trước cổng Cung. Thiên hoàng sẽ xuất hiện 3 lần vào lúc 10:20, 11:00, và 110:40 sáng. Bạn có thể tiến vào trong khu vực này từ 9:30 tới 11:20 từ cổng chính. Lưu ý là Vườn Đông sẽ đóng cửa vào ngày này, nhưng sẽ được dùng làm lối ra cho du khách.

Ngày 2 tháng 1 – Lời chúc năm mới

Cơ hội có thể nhìn thấy cả Thiên hoàng, Hoàng hậu và gia đình xuất hiện tại ban công của điện Trường Hòa để nói lên những lời chúc năm mới lf rất hiếm. Đây là sự kiện cực kì được mong chờ, đám đông cực kì lớn nên hãy chuẩn bị tâm lý. Sẽ co 5 lần xuất hiện, 2 lần đầu chỉ bao gồm những người lớn trong hoàng tộc, 3 lần sau sẽ có cả những thành viên nhỏ tuổi. Thời gian vào lúc 10:10, 11:00, 11:50, 13:30, và 14:20. Bạn có thể vào từ cổng chính từu 9:30 tới 14:10 nhưng lời khuyên là nơi tới sớm.

Di chuyển

Nếu bạn đi thẳng từ ga Tokyo thì chỉ mất khoảng 10 phút đi bộ từ cổng Trung tâm Marunouchi (không phải cổng Yaesu nhé), rồi đi thẳng đường Gyoko-dori thẳng tới cổng Wadakuramon.

Nếu muốn đặt chỗ cho tour, bạn cần tới cổng Kikyomon, 10’ đi bộ từ ga Nijubashimae ra cổng Otemon, hoặc đi bộ 15 phút từ ga Tokyo.

Nếu muốn tới khu phía Bắc, bạn nên xuống ga Kudanshita để tới Nippon Budokan và Bảo tàng Khoa học, hoặc ga Takebashi để tới Bảo tàng Quốc gia về Nghệ thuật Đương đại.

Theo Japan Cheapo
Dịch: Týt

Trả lời