Hướng dẫn điền đơn xin Giấy chứng nhận tư cách lưu trú diện đoàn tụ gia đình

Đăng ngày 09/02/2018 bởi iSenpai

Giấy chứng nhận tư cách lưu trú (COE) là gì?

Đơn đăng kí xin Giấy chứng nhận tư cách lưu trú (在留資格認定証明書交付申請) là đơn đăng kí để người nước ngoài cần để được cấp Giấy chứng nhân tư cách lưu trú (COE) để xin visa đến Nhật. Với diện doàn tụ gia đình thì đây Là loại giấy tờ người nước ngoài đang sống tại Nhật xin cấp để để gia đình họ được đến Nhật, sau khi được chấp nhận đơn đăng kí thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận tư cách lưu trú.

Sau khi Cục quản lý xuất nhập cảnh chấp nhận đơn đăng kí thì Giấy chứng nhận tư cách lưu trú (COE) sẽ được cấp để người muốn sang Nhật xin visa.

Visa đoàn tụ gia đình được xin bởi người bị phụ thuộc

Có nhiều người sau khi quen với cuộc sống ở Nhật sẽ bảo lãnh gia đình sang. Sau đây là hướng dẫn phương thức bảo lãnh gia đình đến Nhật.

Đầu tiên, hãy tải xuống Đơn đăng kí xin cấp Giấy chứng nhận tư cách lưu trú

Đoàn tụ gia đình là loại tư cách lưu trú dành cho người nhận sự hỗ trợ từ vợ hoặc chồng. Ví dụ, người chồng làm việc ở Nhật, thì tùy vào nhận định cuả cục quản lý xuất nhập cảnh xem có năng lực hỗ trợ hay không mà vợ hoặc con sẽ có tư cách lưu trú. Với visa đoàn tụ gia đình thì tiền đề là người bảo lãnh đang làm việc và có lương nhưng nếu có năng lực tài chính đủ để hỗ trợ gia đình thì visa du học sinh từ bậc senmon trở lên cũng có thể bảo lãnh được.

Ví dụ về cách điền Đơn xin cấp Giấy chứng nhận tư cách lưu trú (Diện đoàn tụ gia đình)

Sau đây là phần hướng dẫn điền Đơn xin cấp Giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Phần này sẽ chỉ cách viết xin diện đoàn tụ gia đình, sẽ có những phần có cách điền khác với tư cách lưu trú khác.

2cb3a356bf939c181253908b4278f83b

Đầu tiên là điền vào những mục được yêu cầu. Điều quan trọng khi viết đơn xin cấp Giấy chứng nhận tư cách lưu trú là thông tin người đang ở Nhật và người được nhận tư cách lưu trú không được khác nhau. Chúng tôi giả định là người chồng đang làm việc ở Nhật và vợ thì đang ở nước ngoài. Người đăng kí trên thực tế là người chồng đang sống ở Nhật, nhưng là đăng kí thay cho vợ mình, người đăng kí phải chính là người vợ. Do đó, mục tên số 3 phải tên của người vợ nên mục số 1,2 là quốc tịch và ngày tháng năm sinh của người vợ. Các thông tin về giới tính, nơi sinh, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, quê quán ở mục từ 4 đến 8 cũng là thông tin của người xin tư cách lưu trú (theo giả định là người vợ)

Mục địa chỉ liên lạc ở Nhật phần số 9 ghi địa chỉ của người chồng cũng không sao. Người vợ thời điểm này đang ở nước ngoài nên không có địa chỉ ở Nhật. Số điện thoại di động cũng vậy.

803c961c8940219627f6e625f9ce6cce

 

Mục đích nhập cảnh số 11 thì hãy check vào mục đoàn tụ gia đình ( R – dependent).
Ghi ngày dự định nhập cảnh vào phần số 12. Dự tính sẽ mất khoảng 1 đến 3 tháng cho đến khi có kết quả, ngày dự định nhập cảnh sẽ sau ngày đăng kí từ 1 đến 2 tháng.
Ghi tên sân bay vào phần sân bay dự định đáp xuống vào ô số 13. Nếu đến sân bay Narita thì điền Narita (成田) vào đó.
Ghi “Không giới hạn” (無制限) vào phần “Thời gian dự định lưu trú” ở mục 14.
Nơi dự định đăng kí tư cách lưu trú ở mục số 16 sẽ điền nơi xin tư cách lưu trú ở Việt Nam (đại sứ quán Nhật ở Hà Nội hoặc Lãnh sự quán ở TPHCM).
Nếu người đăng kí từng đến Nhật thì chọn mục “Có” (有) ở ô số 17 nếu không thì chon 無.
Mục 18, 19 có liên quan đến hành vi phạm tội, nên người bình thường thì chỉ cần gì “Không” (無).

39d201f54c0f47d4ddedcef6a33c07ea
Mục 20 ghi tên người trong gia đình đang sống ở Nhật. Trường hợp này là ghi tên người chồng đang sống ở Nhật.

4fe6f7b39f0fd7c15325dc69ec976e83

Mục 21 điền nơi đăng kí và ngày đăng kí kết hôn, sinh con hoặc nhận nuôi. Trường hợp này thì điền nơi và ngày đăng kí kết hôn là được. Nếu không đăng kí kết hôn ở Nhật thì chỉ điền vào phần nơi đăng kí kết hôn ở nước nhà.
Phương thức chi trả sinh hoạt phí ở phần 22, trong trường hợp người chồng thấy phiền phức thì chỉ cần đánh dấu vào ô “Gia đình hỗ trợ” (家族負担).

bb4646ad8cbd72f5d8c9b143e063a193Ở mục 23 điền tên người đăng kí (vợ) hoặc người địa diện theo quy định của pháp luật (chồng) đều được. Trường hợp người chồng là người đăng kí khá nhiều nên hãy ghi vào đó tên và địa chỉ của chồng. Trường hợp này thì phần bên dưới đều là tên của người chồng.
Phần số 1 ghi tên của người vợ.
Phần số 2 ghi tên người chồng. Mục quan hệ với người đăng kí đánh dấu vào ô chồng. Tiếp đó điền thông tin nơi làm việc cũng như thu nhập. Nếu phần thu nhập này của người chồng thấp thì có trường hợp sẽ không thể bảo lãnh vợ được nên hãy chú ý.

Cuối cùng là ghi tên và đóng dấu của người chồng.

Theo http://philippines-visa.ajgyosho.com/
Dịch: Tường

Trả lời