Hướng dẫn về bảo hiểm tai nạn lao động cho thực tập sinh

Đăng ngày 20/04/2018 bởi iSenpai

Tổ chức OTIT – hiệp hội thực tập sinh người nước ngoài tại Nhật – đã phát hành sách hướng dẫn chi tiết về bảo hiểm tai nạn lao động cho thực tập sinh kỹ năng ở Nhật. Bạn có thể tải tài liệu bằng tiếng VIệt này tại địa chỉ:
Phần 1: http://www.mhlw.go.jp/new-info/kobetu/roudou/gyousei/kantoku/dl/161108-13.pdf 
Phần 2: http://www.mhlw.go.jp/new-info/kobetu/roudou/gyousei/kantoku/dl/161108-14.pdf

iSenpai sẽ tóm tắt lại một số thông tin cơ bản nhất về bảo hiểm tai nạn lao động ở Nhật, chi tiết các bạn hãy tham khảo ở 2 tài liệu trên nhé.

I. Điều kiện nhận bảo hiểm

Related image

Điều kiện nhận bảo hiểm tai nạn lao động đó là người lao động gặp tai nạn trong quá trình làm việc ở công ty hoặc trên đường liên quan đến công việc. Các loại tai nạn khác hoặc không liên quan đến công việc thì bạn sẽ nhận bảo hiểm y tế. Lưu ý rằng bạn sẽ không thể nhận bảo hiểm y tế trong trường hợp bị tai nạn lao động. Các trường hợp dưới đây sẽ không được xét nhận bảo hiểm lao động.
1. Bị tai nạn do người lao động làm việc riêng trong thời gian làm việc.
2. Người lao động cố ý gây ra tai nạn.
3. Người lao động là nạn nhân của hành động bạo lực từ người thứ ba do tư thù cá nhân,…

Ngoài ra trường hợp bệnh tật trong quá trình làm việc được định nghĩa là thỏa mãn 3 điều kiện sau
1. Có những yêu tố có hại ở nơi làm việc: Đây là trường hợp có những yêu tố vật lý, hóa chất có hại, hoặc những động tác nặng quá mức trong công việc.
2. Phải tiếp sức với yêu tố có hại đến mức có thể gây trở ngại đến sức khỏe
3. Quá trình phát bệnh, tiến triển bệnh trạng phải thoả đáng khi nhìn từ góc độ y học: Bệnh tật do thi hành công việc, phát sinh ra khi người lao động tiếp sức với những yêu tố có hại tồn tại trong công việc. Do vậy, bệnh tật đó phải phát sinh ra sau khi tiếp sức với yêu tố có hại. Thời gian phát sinh khác nhau tùy theo tính chất của yêu tố có hại và điều kiện tiếp sức.

II. Các loại trợ cấp

1. Trợ cấp (bồi thường) điều trị:Trợ cấp nhận được khi người lao động bị thương, bị bệnh do làm việc hoặc việc đi làm gây ra và cần phải điều trị.
2. Trợ cấp (bồi thường) nghỉ làm:Không nhận được tiền lương vì phải nghỉ làm để điều trị các thương tật và bệnh tật xảy ra trên đường đi làm hoặc do làm việc thì sẽ được chi trả bồi thường nghỉ làm.
3. Trợ cấp hàng năm (bồi thường) bệnh tật và thương tật:Trợ cấp trong trường hợp sau khi bắt đầu điều trị bệnh tật hoặc thương tật xảy ra do làm việc hoặc việc đi làm, đã đươc 1 năm 6 tháng nhưng vẫn chưa bình phục (có tình trạng ổn định) và cấp độ tàn tật thuộc mức độ thương tật và bệnh tật.
4. Trợ cấp (bồi thường) tàn tật :Trợ cấp trong trường hợp bệnh tật hoặc thương tật xảy ra do làm việc hoặc trên đường đi làm đã bình phục (tình trạng ổn định)để lại di chứng hoặc tàn tật trên cơ thể thuộc mức độ tàn tật.
5. Trợ cấp (bồi thường) người thân:Trợ cấp khi người lao động tử vong.
6. Trợ cấp tiền phúng điếu, chi trả mai táng:Trợ cấp trong trường hợp người lao động tử vong và mai táng.
7. Trợ cấp (bồi thường) điều dưỡng:Trợ cấp trong trường hợp đang được chăm sóc điều dưỡng vì có tàn tật nhất định thuộc đối tượng trợ cấp hàng năm (bồi thường) tàn tật, hoặc thuộc đối tượng trợ cấp hàng năm bồi thường bệnh tật

III. Một số mẫu viết đơn nhận trợ cấp

Trả lời