Mẹo xin việc: Lý do quyết định đánh trượt thí sinh qua cách trả lời phỏng vấn.

Đăng ngày 09/06/2017 bởi iSenpai

Kết quả dựa trên khảo sát 300 người làm công tác tuyển dụng ở Nhật của MyNavi: Lý do quyết định đánh trượt thí sinh qua cách trả lời phỏng vấn.

ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU:

Khi được phỏng vấn, tất nhiên việc suy nghĩ câu trả lời để PR bản thân và mong muốn, động cơ xin việc là quan trọng, nhưng trước đó chúng ta cần nắm bắt được cách thức đánh giá cơ bản của việc phỏng vấn.  Kết quả phiếu khảo sát người tuyển dụng cho thấy, khoảng thời gian từ lúc ứng viên bước vào phòng cho đến khi bắt đầu vào phần chính buổi phỏng vấn sẽ được người ứng tuyển xem xét như những ấn tượng đầu tiên. Những hành động nhiều khi chúng ta không chú ý đôi khi lại có thể trở thành ấn tượng ban đầu không tốt. Bây giờ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những lỗi trong phỏng vấn cần tránh nhé!

images (1)

Người tuyển dụng sẽ để ý những gì trong cách trả lời phỏng vấn???

Khi được hỏi về những yếu tố quyết định ấn tượng đầu của người ửng tuyển, câu trả lời nhận được nhiều nhất là “Thái độ, cử chỉ”, và “Cách nói chuyện”. Ngoài ra, “Biểu hiện”, “Cách chào hỏi” và “Vẻ bề ngoài” cũng được nhiều người xem là một phần trong đánh giá phỏng vấn.  Đối với người mới đi làm họ có thể rộng lượng hơn trong việc đánh giá về trang phục hay cách dùng từ ngữ, nhưng đối với người chuyển việc thì họ sẽ kiểm tra khắt khe hơn. Vậy nên trước khi học các kĩ thuật cho buổi phỏng vấn, trước hết hãy cùng nhau kiểm tra lại thể nào là các lỗi trong phỏng vấn nhé!

Một số hành động dẫn đến điểm trừ về ấn tượng ban đầu (Trong ngoặc kép là các câu trả lời trong kết quả khảo sát):

  1. 0 giây trước buổi phỏng vấn: “ĐẾN MUỘN/ĐẾN QUÁ SỚM”
  • Việc đến muộn thì có lẽ không phải bàn, vì đối với người đi làm giữ đúng thời gian đã hẹn là quy tắc ứng xử tối thiểu.
  • Cũng có người tức tốc chạy đến 10 phút sau giờ hẹn vì lý do tàu điện chậm trễ. Trong trường hợp bất khả kháng do phương tiện công cộng như vậy, hãy gọi điện thông báo trước.
  • Nếu đến sớm nhiều so với giờ hẹn, hãy chuản bị để có được tinh thần tốt nhất cho buổi phỏng vấn.  

 

2) 5 giây sau khi bắt đầu: “Không thể chào hỏi hoặc nói quá nhỏ”

  • Khi chào hỏi, nếu không quay mặt về phía người phỏng vấn hay nói quá nhỏ, người tuyển dụng sẽ nghi ngờ về tinh thần làm việc của bạn. Nó cũng sẽ ảnh hưởng đến tổng thể buổi phỏng vấn của bạn, vì vậy ngay từ ban đầu hãy trả lời rõ ràng với biểu cảm vui vẻ nhé!
  • Bạn sẽ được gọi khi bước vào phòng và ngồi xuống ghế, nhưng không phải tất cả các hành động của bạn đều được chỉ định. Việc chào hỏi cần phải thật rõ ràng và mạch lạc.
  • Khi mới gặp đối phương, có lẽ mọi người đều làm tốt việc chào hỏi, nhưng khi ra về thì số người quên mất cần chào hỏi lại nhiều đáng kể. Vì vậy cần phải cẩn trọng cho đến phút cuối cùng.

3) 10 giây sau khi bắt đầu: “Một số tình huống xảy ra”

  • Khi chào hỏi và giới thiệu bản thân thì nhận ra mùi tỏi… Có lẽ do trưa nay ăn đồ Trung Hoa chăng? …
  • Nghĩ rằng xịt nước hoa cũng không sao, nhưng mùi nặng quá sẽ trở thành vấn đề. Khó có thể nói đối phương thoải mái hay không với mùi nước hoa, nhưng cần lưu ý về lượng và mùi của loại nước hoa đang dùng.

4) 30 giây sau khi bắt đầu: “Quần áo lôi thôi hoặc không tạo cảm giác sạch sẽ”

  • “Vì làm ngành dịch vụ nên nếu bề ngoài không sạch sẽ thì sẽ là một bất lợi. Theo như kinh nghiệm từ trước đến nay của tôi, khoảng 30% số người không được tuyển dụng là do vẻ bề ngoài.”
  • “Cũng có người đi phỏng vấn với mái tóc như vừa ngủ dậy. Suốt buổi phỏng vấn tôi chỉ để ý đến nó.”
  • “Cũng có thể coi đó là mốt thời trang, nhưng không chỉ có những vết nhăn trên trên áo mà tay áo cũng dính bẩn. Vì phần trả lời khá tốt nên thật đáng tiếc.”
  • Giày dính bẩn, rách hoặc cách đi giày không đúng cũng làm cho người phỏng vấn đánh giá về không tốt về cách ứng xử hàng ngày của bạn, vì vậy không chỉ quần áo mà giày dép cũng cần chỉn chu.

 

5) 1 phút sau khi bắt đầu: “Bộ dạng thiếu đàng hoàng”

  • Luôn nhìn chéo và ánh mắt không gặp nhau.
  • “Ánh mắt vô hồn, lo lắng hơn mức cần thiết. Có thể do lo lắng nhưng khi nói chuyện với người khác, cần phải chú ý những nghi lễ tối thiểu.”
  • Dậm chân hay vuốt tóc, vuốt mặt chắc chắn không thể để lại ấn tượng tốt được.
  • Dễ dàng trở nên lo lắng, bất an nếu đối phương không cười.

6) 2 phút sau khi bắt đầu: “Cách dùng từ ngữ, cách nói chuyện không phù hợp”

  • “Nói chuyện thân thiết như với bạn bè. Chúng tôi tuyển dụng nhân viên chăm sóc khách hàng nên cần dùng ngôn ngữ lịch sự hay kính ngữ phù hợp với hoàn cảnh và địa vị.”
  • Dùng kính ngữ một cách vụng về, tạo cảm giác đó không phải từ ngữ thông thường người đó sử dụng.
  • Kéo dài ở cuối câu. Ví dụ: “○○でぇー”“○○ましたぁー”

7) 3 phút sau khi bắt đầu: “Quá vội vàng và không nghe câu hỏi của đối phương”

  • “Những người vừa được hỏi xong đã vội vàng và trả lời một cách hấp tấp làm đối phương tự hỏi liệu người đó có thật sự nghe câu hỏi không. Chưa kể có những người còn ngắt lời người phỏng vấn…”
  • “Có lẽ do không nghe câu hỏi, nên nội dung câu hỏi và câu trả lời hoàn toàn không khớp nhau. Điều quan trọng của việc giao tiếp là trước hết phải nghe câu chuyện của đối phương.”
  • “Ngược lại, nếu trả lời quá cụt thì nội dung phỏng vấn cũng không thể đi sâu và tạo cảm giác như ứng viên thiếu khả năng giao tiếp cũng như quan hệ xã hội.”

Vậy thì hãy cùng nhau học môt số cách thức ứng xử khi phỏng vấn nhé!

ダウンロード

1. Chào hỏi và giới thiệu to, rõ ràng ngay từ phút đầu:

“Lời chào cao hơn mâm cỗ.” Chào hỏi là dấu hiệu để xác nhận sự tồn tại của đối phương và là cơ sở của việc giao tiếp. Dù bản thân nghĩ rằng mình đã làm tốt, nhưng nếu không được đối phương công nhận thì lời chào đó cũng trở nên vô nghĩa, và sẽ bị coi là thiếu lịch sự. Ngược lại, có thể chỉ cần một lời chào từ ban đầu mà mọi việc sau này sẽ trở nên suôn sẻ. Lời chào đầu tiên cần to, rõ ràng hơn thông thường, hướng về phía đối phương, nó sẽ là khởi đầu tốt cho buổi phỏng vấn của bạn. Đừng quên nở nụ cười, để ý cả đến khẩu hình thì nhất định lời chào của bạn sẽ cải thiện hơn đó.
2. Chăm chút vẻ bề ngoài cũng là tôn trọng đối phương.
Tạo cảm giác sạch sẽ, thanh lịch, chú ý về thời gian, địa điểm và tình huống.
Người ta nói rằng vẻ bề ngoài quyết định rất nhiều về ấn tượng đầu. Ở buổi phỏng vấn, chỉ nhìn qua vẻ bề ngoài, người phỏng vấn sẽ đánh giá được bạn là người như thế nào, cách thức làm việc của bạn ra sao. Đầu tóc, trang điểm, cách mặc trang phục, giày dép cũng như phụ kiện là một điểm, nhưng quan trọng hơn là cảm giác thanh lịch và phán đoán của họ về việc bạn có hợp với công việc kinh doanh hay không. Vẻ bề ngoài thực sự bị để ý nhiều hơn bạn nghĩ. Bạn nên soi gương để chắc chắn rằng mình không có gì thất lễ với người tuyển dụng mình.
3. Biểu hiện, cử chỉ cũng mang lại ấn tượng về vẻ bề ngoài.
Nhìn vào mắt đối phương, nở nụ cười và tạo ấn tượng tốt:

Khi buổi phỏng vấn bắt đầu, có không ít ứng viên rơi vào trạng thái lo lắng, không thể lên giọng hay ánh mắt không cố định. Tất nhiên lần đầu gặp măt một ai đó, mọi người đều lo lắng. Người tuyển dụng hiểu được điều đó, nhưng nếu vì thế mà hiệu quả giao tiếp giảm thì nhất định sẽ ảnh hưởng đến ấn tượng ban đầu. Hãy nhớ phỏng vấn là nơi thử thách khả năng của bạn, nhưng cũng chỉ là cuộc đối thoại giữa người với người. Khi trả lời câu hỏi cần nhìn vào đối phương, và đừng quên nở nụ cười. Nếu rơi vào trạng thái căng thẳng hãy cố gắng giải tỏa nó và lấy lại tinh thần nhé!

4. Người nói tốt cũng là người nghe tốt.
Cuộc hội thoại cần sự linh hoạt từ hai phía:

Một cuộc phỏng vấn có thể ví như việc tâng bóng và bắt bóng. Dù bạn có động cơ xin việc tốt nhưng  không thể tạo nên một cuộc hội thoại tốt, bạn cũng sẽ bị đánh giá là “không có kĩ năng giao tiếp”. Điều quan trọng là nghe hết câu chuyện của đối phương và dựa vào nội dung câu hỏi để đưa ra câu trả lời phù hợp.  Hãy chuẩn bị kĩ càng bằng cách tham khảo các cách trả lời phỏng vấn mẫu, tổng hợp những điều bản thân muốn truyền đạt và giải thích nó bằng từ ngữ của riêng mình. Hơn nữa, ngay từ thường ngày chúng ta cũng nên để ý đến cách dùng từ ngữ của mình sao cho phù hợp với địa vị và hoàn cảnh giao tiếp. Nếu không tự tin với kính ngữ của mình, ít nhất bạn cũng cần sử dụng được thể lịch sự です,ます, và hãy nói chậm hơn thông thường nhé.

Tham khảo mô hình về mô hình xin việc qua video độc đáo ở Nhật ở bài viết: http://isenpai.jp/rikuburi-he-thong-tim-viec-sang-tao-qua-video/

Trả lời