Mẹo xin việc ở Nhật: Phương pháp phân tích doanh nghiệp

Đăng ngày 17/07/2017 bởi iSenpai

 

Nghiên cứu doanh nghiệp là một trong những công việc quan trọng nhất khi xin việc ở nhật. Việc nghiên cứu doanh nghiệp kĩ đến đâu không ảnh hưởng rất lớn đến việc có được kết quả xin việc tốt. Hiếm có sinh viên nào không quan tâm đến điều này hay không biết nhiều về việc nghiên cứu doanh nghiệp mà lại mong muốn được tuyển dụng. Bài viết này sẽ giải thích rõ ràng về mục đích cũng như những điểm cần lưu ý về nghiên cứu doanh nghiệp.

0a375f434f405568750238cc9f05372d1-1024x683

Mục đích của nghiên cứu doanh nghiệp là gì?

Mục đích việc tiến hành nghiên cứu doanh nghiệp đó là: 

Hiểu được những đặc trưng của doanh nghiệp, nhìn nhận rõ ràng tính cách bản thân, gặp gỡ các doanh nghiệp trong nguyện vọng, vượt qua khảo thí tuyển dụng.

Để hoàn thành những mục đích này,bạn sẽ phải tiến hành nghiên cứu doanh nghiệp . Bài viết sẽ hướng dẫn những điểm cần đạt được trong quá trình từ khi tìm hiểu đến khi tìm ra được doanh nghiệp đúng nguyện vọng của bạn.

Điều tra để hiểu được đặc trưng của doanh nghiệp

Chúng tôi sẽ hướng dẫn nên điều tra những gì nếu mục đích là nghiên cứu doanh nghiệp.  Để hiểu được doanh nghiệp, hãy học theo những điều dưới đây.

Điều 1: Nắm rõ vị trí trong giới doanh nghiệp cùng ngành

Khi nhìn vào doanh nghiệp thông qua những lát cắt sơ lược như “chức năng của doanh nghiệp”, “quy mô doanh nghiệp”, “đối tượng dịch vụ”, phải biết được nó khác với các doanh nghiệp cùng ngành khác như thế nào. Cụ thể là những điểm sau.

Phân loại các doanh nghiệp trong cùng ngành

  1. Chức năng doanh nghiệp (Cách thức bán hàng, phương thức cung cấp dịch vụ)
  2. Quy mô doanh nghiệp (Lượng bán hàng, lợi nhuận kinh doanh, số lượng nhân viên, công khai cổ phiếu, tiền vốn v…v)
  3. Vốn (hệ độc lập, hệ hệ thống, hệ vốn đầu tư nước ngoài, v..v)
  4. Đối tượng sản phẩm, doanh nghiệp (Người hay pháp nhân tiêu dùng cá nhân/ phân tầng độ tuổi/ nam hay nữ/ hướng đến nội địa hay nước ngoài v..v)

Hãy nhìn bảng dưới đây

Phân loại dựa theo loại hình doanh nghiệp

checkpoint-of-corporate-research_img02

Ví dụ: Nhóm doanh nghiệp may mặc bao gồm
– Cửa hàng bán lẻ
– Cửa hàng đại lý
– Cửa hàng chuyên môn
– Bán hàng trên mạng

Phân loại dựa trên quy mô doanh nghiệp (Ví dụ: Lợi nhuận tiêu chuẩn)

checkpoint-of-corporate-research_img03
Ví dụ: Nhóm doanh nghiệp quảng cáo bao gồm

  • Tầng doanh nghiệp cực lớn
  • Tầng doanh nghiệp lớn
  • Tầng doanh nghiệp vừa
  • Tầng doanh nghiệp quy mô nhỏ

Phân loại dựa theo vốn
checkpoint-of-corporate-research_img04

Ví dụ: Nhóm ngành nhân sự bao gồm

  • Hệ độc lập
  • Hệ thống nhà sản xuất
  • Hệ vốn đầu tư nước ngoài

Bạn phân loại như trên, rồi so sánh, từ đó nắm rõ, phân chia vị trí từ trên xuống dưới các doanh nghiệp cùng ngành, đó là nền tảng của việc hiểu doanh nghiệp.

Điều 2: Đào sâu tìm hiểu đặc trưng doanh nghiệp

Nếu nắm được vị trí sơ lược, thì sẽ sắp xếp chi tiết đặc trưng đó của từng doanh nghiệp rồi tìm hiểu. Những mục cần tìm hiểu như sau.

[01] Người đứng đầu đại diện

  • Tên
  • Lịch sử kinh nghiệm
  • Thông điệp tiêu biểu

Học về nhân vật đại diện cho doanh nghiệp là cần thiết.

[02] Triết lý kinh doanh

  • Triết lý kinh doanh lý tưởng của doanh nghiệp
  • Triết lý, tinh thần từ khi thành lập

Có những doanh nghiệp đặc biệt xem trọng việc ứng viên hiểu được triết lý kinh doanh của họ 

[03] Năm thành lập, Vốn, Phát hành cổ phiếu, Cứ điểm kinh doanh

  • Năm thành lập
  • Vốn
  • Phát hành cổ phiếu
  • Cứ điểm kinh doanh

Từ những thông tin ở trên, bạn sẽ có thể có được ấn tượng về lịch sử doanh nghiệp, quy mô kinh doanh, hoặc là là khả năng phải chuyển công tác.

[04] Nội dung kinh doanh cụ thể

  • Nội dung cụ thể của sản phẩm, dịch vụ (Phương hướng hiện tại và sau này)
  • Đối tượng của sản phẩm, dịch vụ (Người hoặc pháp nhân tiêu dùng cá nhân, tuổi tác, năm nữ)
  • Hình thức kinh doanh (Cách thức buôn bán, phương pháp cung cấp dịch vụ)

Bạn cần biết được cơ chế kinh doanh, doanh nghiệp làm gì như thế nào để cung ứng cho thị trường để thu về  lợi nhuận. Ngoài ra, dịch vụ, sản phẩm cơ bản trong lợi nhuận kinh doanh, bán hàng là gì, sẽ triển khai kinh doanh mới ở lĩnh vực nào, nếu tìm hiểu rõ ràng đến từng chi tiết thì sẽ hiểu được doanh nghiệp.

[05] Thành tích doanh nghiệp

  • Doanh thu
  • Lợi nhuận kinh doanh (tý lệ)

Tìm hiểu thành tích kinh doanh gần đây thì sẽ biết được quy mô. Cũng có những doanh nghiệp có doanh thu cao trong ngành, nhưng tỷ lệ lợi nhuận kinh doanh lại nhỏ hơn so với công ty khác. Ngược lại, cũng có trường hợp doanh nghiệp có doanh thu cỡ trung nhưng lại có tỷ lệ lợi nhuận cao.

[06] Khả năng phát triển

 

  • Tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận kinh doanh
  • Triển vọng mở mới, mở rộng sự nghiệp

 

 

Qua việc tìm hiểu tỷ lệ tăng trưởng gần đây hay triển vọng doanh nghiệp, bạn có thể nhìn thấy được khả năng phát triển về sau của doanh nghiệp.

[07] Mức độ ảnh hưởng lên môi trường kinh doanh, hướng hoạt động kinh tế

  • Sự thay đổi quá khứ trong lợi nhuận kinh doanh, doanh số
  • Tình hình lợi nhuận kinh doanh, doanh thu trong thời điểm yên cao và thấp

Nếu lần theo lịch sử trong quá khứ thì sẽ tìm hiểu mức độ ảnh hưởng lên hướng hoạt động kinh tế, môi trường kinh doanh. Sau đó, bạn sẽ hiểu sâu hơn về cơ cấu doanh thu, lợi nhuận hoặc khả năng của doanh nghiệp. Ví dụ, “Doanh nghiệp này sau Cú sốc Lehman doanh thu bắt đầu giảm sút cho đến khi khôi phục được doanh thu thì cần 3 năm, nhưng doanh nghiệp kia chỉ cần 2 năm là đạt được tỷ lệ lợi nhuận cao.”, “Đó là doanh nghiệp dễ tăng lợi nhuận khi yên lên.”, “Đó là doanh nghiệp tăng doanh thu khi yên giảm”.

[08] Sức cạnh tranh

  • Sức pháp triển, khả năng kĩ thuật, chất lượng sản phẩm, dịch vụ
  • Mạng lưới cung cấp sản phẩm, dịch vụ

Hãy để ý xem sức mạnh để chiến thắng các công ty cạnh tranh khác là gì. Khi phỏng vấn, cũng có khi bạn sẽ bị hỏi có biết điểm mạnh của doanh nhiệp khi so với các công ty khác cùng ngành hay không.

[09] Tinh thần công ty

  • Kết cấu nhân viên phân theo nam nữ, tuổi tác.
  • Cách thức đưa ra quyết định (Hình thức Top down, bottom up)

Top down là hình thức người thuộc bộ phận cao tầng của tổ chức (giám đốc, quản lý) đưa ra chỉ chị, người cấp dưới tiếp nhận và thực hiện chỉ thị.

Bottom up là hình thức người trên nghe ý kiến của người dưới, và phản ánh thông qua quyết định.

  • Coi trọng chiến đấu với những điều mới/ Xem trọng việc tiếp tục cung cấp các giá trị truyền thống.
  • Xem trọng năng lực nhóm/Xem trọng phán đoán cá nhân
  • Bầu không khí nơi công sở (nghiêm túc chắc chắn, tự do thoải mái, sự gắn kết giữa nhân viên, tập thể đầu não, có nhiều người hài hước)
  • Giáo dục nhân viên, môi trường nuôi dạy (đang lưu hành chế độ thực tập/học tập từ người đi trước để trưởng thành)

[10] Môi trường hình thành nghề nghiệp

  • Cơ chế tăng lương, thăng chức (Thăng chức theo tuổi, chủ nghĩa thành tích/ chế độ đánh giá)
  • Về việc bổ nhiệm nữ giới
  • Số năm làm việc liên tục trung bình, độ tuổi trung bình của người quản lý

Tập hợp những tư liệu để có hình ảnh sơ lược về việc bạn sẽ làm ở vị trí nào sau bao nhiêu năm công tác.

[11] Loại công việc

  • Chủng loại công việc
  • Kỹ năng cần thiết cho chủng loại công việc

Tìm hiểu về phòng ban trực thuộc sau khi vào công ty, công việc là loại việc gì. Nếu có điểm chung giữa kinh nghiệm hay kiến thức của bạn với kỹ năng cần thiết cho từng loại công việc, có thể tạo thêm điểm nhấn khi phỏng vấn.

[12] Điều kiện làm việc

  • Lương (Lương tháng, lương năm, tăng lương, thưởng)
  • Nơi làm việc (Có hay chuyển công tác, chuyển văn phòng)
  • Địa điểm làm việc (Thời gian đi làm, thời gian làm việc thực tế theo quy định, thời gian làm thêm giờ, chế độ giờ làm việc linh hoạt, chế độ làm việc trong thời gian ngắn)
  • Ngày nghỉ (Ngày nghỉ cố định, nghỉ theo ca, nghỉ hè, nghỉ năm mới, cố ngày nghỉ trogn năm, chế độ nghỉ sinh)
  • Phụ cấp (Tiền hỗ trợ đi lại, trợ cấp doanh nghiệp, trợ cấp bằng cấp, trợ cấp theo vùng)
  • Phúc lợi (Ký túc xá công ty, hỗ trợ tiền thuê nhà, hỗ trợ học thêm lấy bằng)
  • Bảo hiểm (Bảo hiểm y tế, bảo hiểm sinh mạng theo năm, bảo hiểm tuyển dụng, bảo hiểm tại nạn có hay không)

[13] Hoạt động CSR, nỗ lực vì tính đa dạng

  • Nội dung của hoạt động CSR

Do doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh, nên gây ra những ảnh hưởng đến xã hội và môi trường, hoạt động CSR là những hoạt động để hoành thành trách nhiệm và cùng tồn tại với những ảnh hưởng đó. Cũng có thể nói đây là những hoạt động để doanh nghiệp lấy được sự tín nhiệm từ xã hội.

  • Nội dung của tính đa dạng

Tính đa dạng thể hiện ở việc quá trình tuyển dụng nhân sự xem trọng tính đa dạng khi tuyển dụng nhân viên mà không quan tâm đến chủng tộc, quốc tịch, giới tính, tuổi tác, văn hóa, tôn giáo, chướng ngại.

Nếu có doanh nghiệp thực hiện hoạt động CSR hay tính đa dạng, thì đây cũng là những đặc trưng nên hãy tìm hiểu thêm.

[14] Doanh nghiệp liên quan

  • Công ty mới, công  ty con
  • Nhóm công ty
  • Công ty hợp tác vốn, công ty hợp tác nghiệp vụ

Nếu doanh nghiệp không phải là công ty độc lập, bản phải nắm rõ các công ty liên quan.

Trên đây là những điểm bạn nên xem qua chủ yếu để hiểu được doanh nghiệp. Nếu bạn làm được toàn bộ cũng không có nghĩa là hoàn thành, nên trong quá trình tìm hiểu bạn cũng nên nghĩ đến câu hỏi và tìm hiểu thêm.

Hãy hiểu được những đặc trưng của doanh nghiệp, quyết định những điểm bản thân yêu cầu và muốn tránh trước khi ứng cử với doanh nghiệp bạn mong muốn được làm việc.

Ví dụ:

  • Công ty có nhiều khách hàng là doanh nghiệp ngoại quốc, doanh nghiệp có tiềm năng phát triển cao. Dù làm nhiều hay phải chuyển công tác cũng được.
  • Trong doanh nghiệp liên quan đến IT, Web có thể bottom up, là doanh nghiệp thu thập nguồn nhân lực có mong muốn trưởng thành. Quy mô không quan trọng.
  • Doanh nghiêp liên quan đến chữa trị, dược phẩm là những công ty có kĩ thuật và khả năng phát triển lớn. Là môi trường có thể thách thức những điều mới mẻ.

Bạn nên vừa so sánh đặc trưng của bản thân qua việc tự phân tích bản thân như khuôn mẫu hành động, giá trị quan, tính cách bản thân vừa tìm kiếm công ty mong muốn.

Dịch: Tường (Theo tư liệu xin việc của MyNavi) 

Trả lời