Mẹo xin việc ở Nhật: Quyết tâm vào công ty đã nhận naitei (Phần 2)

Đăng ngày 26/08/2017 bởi iSenpai

Dù người ta nói rằng đã đến thời đại sự nghiệp của mình do chính bản thân mình quyết định, nhưng bạn cũng nên tham khảo một chút về chế độ bồi dưỡng nguồn nhân lực mới ở công ty mà bạn sẽ làm việc. Sẽ là không đủ nếu bạn chỉ nhìn vào nội dung công việc, mức lương khởi đầu hay độ nổi tiếng của công ty.

Suy nghĩ về vai trò của công ty với kế hoạch sự nghiệp của bản thân

Từ đầu vốn không hề tồn tại công ty mà bạn có thể làm công việc đúng  hoàn toàn như bạn muốn, hơn nữa, những công việc mà bạn đang vẽ ra có phải là công việc phù hợp với bạn hay không cũng rất khó biết được. Nếu như bạn cứ muốn làm công việc giống như những gì bạn tự nghĩ ra thì chỉ còn cách làm giám đốc công ty do mình thành lập.

Ngoài ra, công việc  mà bạn nghĩ ra nếu chỉ từ kinh nghiệm làm thêm hay thực tập thì vẫn chưa đủ, nếu không có kinh nghiệm thì bạn không chứng cớ xác thực. Thế nhưng không ai biết được cảm xúc  thành đạt đó có kéo dài hay không. Vì biết đâu bạn sẽ chán nó ngay, cảm giác mong muốn ban đầu cũng sẽ dần thay đổi.

shinsyakaijin_run

Đây chính là tiền đề cho cái gọi là không được nghĩ đến “điểm đến”, mà phải nghĩ tới “đường đi”. Hãy nghĩ đến vị trí ở công ty này trong bản kế hoạch nghề nghiệp lâu dài của bạn.

Hãy xem một ví dụ, công ty mà A làm việc khi mới tốt nghiệp là công ty du lịch. Vì giấc mộng của A là làm việc ở nước ngoài. Lúc đó A cho rằng làm việc ở nước ngoài chính là làm việc ở chi nhánh nước ngoài của công ty, đối tượng là những khách du lịch người Nhật, nhưng đột nhiên A bị phân đến bộ phận “nhân sự”, công tác ở nước ngoài trở nên thật xa vời. Nhưng, A luôn chú ý thử làm những việc có liên quan. Bởi vì ở chi nhánh nước ngoài cũng có bộ phận “nhân sự” nên đương nhiên sẽ có cách khác để chuyển đến (trước khi vào công ty A không biết có những con đường nào). Khi A làm được khoảng 4 năm thì có những thay đổi để thúc đẩy bán hàng nên không có cơ hội nào cho A, nhưng cấp dưới của A nhờ vốn tiếng Anh của mình mà được chuyển đến Los Angeles. Nếu A cũng đến lớp học tiếng Anh giao tiếp và nói được tiếng Anh thì có thể mọi chuyện đã khác.

Sau đó khi A chịu trách nhiệm tuyển sinh viên mới tốt nghiệp, có một nam sinh rất thú vị. Cậu ta cũng giống như A từ khi vào công ty đã nói rằng “Trong tương lai tôi muốn kinh doanh ở nước ngoài! 3 năm sau tôi sẽ nghỉ việc!”. Cậu ta thuộc bộ phận sắp xếp tour, nhưng lại tạo được mối quan hệ tốt với những người khai thác tour địa phương (các nhà cung cấp chuyên sắp xếp các gói tour địa phương), 3 năm sau cậu ta đổi việc, chuyển đến New Caledonia. Cậu ta  luôn cố gắng vì kế hoạch nghề nghiệp của bản thân từ khi mới bước chân vào công ty.

内定式イラストのコピー-thumb-400x320-141

Quay lại ví dụ về A, A chuyển từ doanh nghiệp du lịch sang nhà cung cấp dịch vụ internet, giờ A đang điều hành chương trình phát triển sự nghiệp ở một trường đại học trong nội thành. Lý do đổi việc là vì A muốn áp dụng vào thực tế những gì bản thân đã học được về “Hỗ trợ sự nghiệp cho sinh viên” và biến nó thành công việc chính của mình. Điều mà A thích làm và muốn làm là nhìn thấy tương lai xán lạn của các sinh viên từ khi đi học cho đến khi tốt nghiệp, nên A mới làm công việc hỗ trợ này. Khi A nhìn ra được “điều mình muốn làm”, “ý nghĩa công việc” của bản thân là năm A 37 tuổi. Có lẽ hơi muộn, nhưng thực tế đúng là A mất chừng đó thời gian.

Thực ra không khó để biết được thiên chức của bản thân từ khi còn đi học. Nhưng bạn có thể “thử” để đến gần giấc mộng của bản thân Giống như anh chàng đã chuyển đến New Caledonia, bạn cũng có thể “tạo mối quan hệ” để đến gần hơn với giấc mơ tương lai.

Có thể sau một thời gian dài làm việc và tìm hiểu bạn có thể dần dần nhìn ra được những nét phác thảo cho “ý nghĩa công việc” của bản thân. Quá trình biến giấc mơ tương lai thành sự thật cần có “thử sức”, “tạo lập quan hệ”“tìm thấy ý nghĩa công việc”. Hãy thử nghĩ xem khi bạn bắt đầu làm việc ở công ty đã nhận bạn sẽ là một quá trình như thế nào.

*Cũng không hẳn là uổng phí nếu sinh viên mới tốt nghiệp dùng vị trí trong công ty để “có thể đạt được tri thức và kĩ năng”, nhưng so ra thì dùng thời gian cá nhân cũng có thể thu được “kiến thức” và “kĩ năng”. Những thứ như “thực hành”, “tạo mối quan hệ”, “nắm lấy ý nghĩa công việc” khó mà có được nếu không làm việc trong thực tế.

Phán đoán xem bản thân có thể trưởng thành ở công ty này không

Với 3 thứ “thử nghiệm”, “tạo lập quan hệ”, “tìm thấy ý nghĩa công việc” sẽ giúp bạn đến gần giấc mơ của bản thân hơn, nhưng nếu bạn cố gắng đến cùng, thì bạn sẽ có được khả năng nắm bắt thời cơ.

Có ba loại khả năng nắm bắt thời cơ là “tri thức”, “kĩ năng” “khả năng lãnh đạo”.

Về “tri thức”, giả sử bạn muốn làm việc ở nước ngoài bạn phải học giỏi tiếng Anh và ngôn ngữ của đất nước bạn muốn đến, nếu bạn muốn khởi nghiệp thì bạn cần phải có kiến thức về kế toán và marketing. Tùy vào công việc bạn muốn làm mà sẽ cần những bằng cấp khác nhau.

Về “kĩ năng”, giả sử bạn muốn làm game designer, bạn cần có kĩ năng lập trình game, nếu bạn muốn trở thành doanh nhân chuyên nghiệp, bạn phải biết làm thế nào để kinh doanh, nếu bạn muốn làm người sản xuất chương trình ti vi mà lại không có kinh nghiệm assistant director sẽ rất khó khăn.

Cuối cùng điều khó nhất là “khả năng lãnh đạo”. Khả năng lãnh đạp tức là “Năng lực gây ảnh hưởng thúc đẩy cả nhóm đạt được mục tiêu” . Nếu không có năng lực này bạn sẽ không thể hiện thực hóa “điều bản thân muốn làm”.

Trong số đó, “kĩ năng” và “kiến thức” là những thứ có thể tự trang bị trong thời gian riêng tư, nhưng “khả năng lãnh đạo” thì chỉ có thể thu được qua những thất bại lặp đi lặp lại khi làm việc cùng đội của mình, là điều khó có được nhất. Nó là năng lực có ý nghĩa có thể thu được ở bất kỳ công ty bào, nhưng nếu có thể hãy chọn những công ty có những người có khả năng lãnh đạp và môi trường công việc có chỗ cho khả năng lãnh đạo. Nếu bạn có học được tôi luyện cùng với cấp trên, đồng nghiệp, cấp dưới giỏi về khả năng lãnh đạo là tốt nhất.

Với những người vừa mới tốt nghiệp, thì đầu tiên chính là gặp được “cấp trên có tài lãnh đạp”. Không chọn lựa được cấp trên thì cũng không có cách nào khác, nhưng nếu nơi làm việc có những đồng nghiệp vui vẻ, gặp được đàn anh đàn chị và quan sát học tập từng chút một thì vẫn có thể nắm được cái gọi là khả năng lãnh đạo. Nếu ở công ty có chương trình training để học được khả năng lãnh đạo thì càng tốt. Những điều này hãy hỏi bộ phận nhân sự.

Điều đặc biệt quan trọng là biết được có nền tảng cho bản thân “có thể trưởng thành” ở công ty đó hay không. Đương nhiên vì mọi người không có kinh nghiệm làm việc nên có lẽ công ty nào cũng là nơi “có thể trưởng thành”. Nhưng hãy thử suy nghĩ một lần nữa, công ty nào có thể giúp bạn có được “khả năng lãnh đạo”, điều khó đạt được nhất trong kế hoạch nghề nghiệp của chính bạn, suy nghĩ lại lần nữa.

*Nói đến công ty có tiếng tăm có thể giúp bạn có được khả năng lãnh đạo chính là công ty xe hơi Nissan. Khi Carlos Ghosn tái sinh Nissan, ông đã thành lập CFT (Nhóm liên chức năng) gồm những nhân viên trẻ tuổi tích cực đổi mới làm nguồn lực cho cuộc cải cách. Kết quả là, không có chế độ truyền lệnh từ trên xuống mà là những buổi thảo luận tập trung của CFT độc lập làm những người này có ý thức tự chủ, thành công trong việc tạo ra những người hỗ trợ mạnh mẽ cho cuộc cải cách. Suy nghĩ đó vẫn kéo dài đến sau cuộc cải cách. Minh chứng cho điều này, Nissan thành lập “Nissan Runing Center Học viện quản lý”, mục đích chủ yếu là dạy dỗ các doanh nhân. 

Thử nghĩ về kế hoạch nghề nghiệp sau khi rời công ty

Có làm luôn ở công ty đó hay không đương nhiên không phải thứ bạn có thể quyết định khi còn đi học, nhưng nếu có khả năng bạn sẽ làm luôn ở đó, vậy thì con đường rời khỏi công ty sẽ như thế nào, bạn cũng nên biết trước thì hay hơn.

Trong “Bài luận quản lý nhân sự”, giáo sư Takahashi Shunsuke thuộc Đại học Keio đã tổng hợp lại dòng chảy nhân sự trong những ngành nghề có lao động chân tay hiện nay.

 

Ví dụ Cửa hàng – Nhà máy Di chuyển Quản lý nơi làm việc/ trụ sở chính
Hình thức phân chia lao động chân tay Ngành may mặc Tuyển nhân viên đã từng hoặc chưa từng đi làm -> dòng chảy bình thường, không thể thăng tiến ==> Tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp -> thăng tiến theo độ tuổi
Hình thức chọn lọc tự nhiên Mĩ phẩm, đồ lót cho phụ nữ, bảo hiểm sinh mạng Tuyển nhân viên đã từng hoặc chưa từng đi làm -> Lựa chọn theo thành tích -> một số sẽ thăng tiến ==> Tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp -> thăng tiến theo độ tuổi
Hình thức đường sự nghiệp vòng tròn Chuỗi nhà hàng hamburger Dạy dỗ tại nơi làm việc bằng cách tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp ==> Bị điều động đến nhiều nơi

 

Vì là thông tin sơ lược nên chi tiết hơn thì phải hỏi lại bộ phận nhân sự ở nơi bạn được mời, nên tham khảo những trường hợp công ty có cửa hàng. Ví dụ nếu bạn được mời làm việc ở những công ty có bộ phận lao động tại chỗ như Starbuck hay Uniqlo thì tôi phần lớn sẽ bắt đầu làm việc ở cửa hàng, sau đó con sẽ thăng tiên như thế nào thì bạn nên xác nhận lại.

Ngoài ra trong luận văn đó cũng có tổng hợp dòng chảy nhân sự được nuôi dưỡng cho bộ phận kinh doanh.

Ví dụ Nội dung Vấn đề
Hình thức ong chúa Doanh nghiệp nhà nước, tài phiệt Tuyển chọn riêng  người cho vị trí lãnh đạo từ ban đầu Không nuôi dưỡng được lãnh đạo có thể tiến hành kinh doanh độc lập khi môi trường thay đổi
Chọn lọc bậc thang Hình thức thường thấy nhất trong doanh nghiệp Nhật Không có sự phân biệt khi tuyển dụng, nhưng lựa chọn riêng biệt Người thất bại khó mà phục hồi được, kéo theo hạ thấp đạo đức
Lên hoặc xuống Công ty cố vấn Mỹ, văn phòng luật sư kế toán Trong một thời gian nhất định mà công việc không tiến triển sẽ bị loại bỏ Cách nghĩ không từ bỏ những việc khó khăn để thăng tiến không rõ có phù hợp với Nhật Bản hay không
Thâm nhập từ bên ngoài Công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoặc công ty liên quan đến doanh nghiệp lớn ở Nhật Dùng người đến từ bộ phận kinh doanh bên ngoài qua văn bản Lãnh đạo đến từ công ty mẹ làm suy đồi đạo đức. Nếu thật sự là người đến từ bên ngoài sẽ khiến những người nối tiếp bên trong muốn rời đi
Khảo nghiệm để tìm ra người giỏi GE, EMS Kachoou Shimako Usaku Khai quật người giỏi trong công ty bằng cách thi Là hình thức phù hợp khi có nhiều thay đổi


Ngoài ra cũng có nhiều trường hợp giám đốc là con trai trong các doanh nghiệp gia đình. Nếu là nhóm công ty con thì sẽ có sự khác biệt với người đến từ công ty mẹ. Điều này cũng nên ghi nhớ.

Dù sao thì khả năng thăng tiến cũng không phải là điểm duy nhất để chọn công ty. Trong bối cảnh chuyển việc ở Nhật trở thành một điều bình thường như hiện nay, thì nếu bạn muốn chuyển việc cũng phải là vấn đề lớn. Nhưng bạn nên ý thức trước về điều này thì tốt hơn.

Chế độ training ở công ty đó có vẻ mơ hồ

Cuối cùng hãy nghĩ về chế độ training. Có phải mọi người chỉ nhìn vào mức lương ban đầu hay số tiền thưởng thôi phải không? Sau đó là có chế độ phúc lợi xã hội hay không, kì nghỉ sẽ như thế nàoì? Như thế là dễ dãi đấy. Kế hoạch nghề nghiệp lâu dài của bạn có những thứ quan trọng cần phải xem xét.

Chính là liệu công ty có chế độ training cọ xát có ích cho sự nghiệp của bản thân hay không. Khi bạn không thể nhìn thấy sự nghiệp của bản thân trong lúc làm việc thì có một cách là vào trang “Keiko to manabu” này và nghĩ cách trau dồi sự nghiệp cá nhân, nếu công ty bạn đang làm việc có chế độ trau dồi nghề nghiệp thì không có gì để nói. Không đầu tư tiền tiết kiệm thêm cũng như không tiêu hết thời gian riêng tư là xong.

Theo đó, nếu tiền lương khởi điểm cao, có nhiều kì nghỉ, có suy nghĩ đến thời gian và tiền bạc phải trả khi công việc bị đình trệ, nếu công ty phải có những thứ này thì hoàn toàn là vì bản thân bạn. Khi mới vào công ty sẽ phải nhớ rất nhiều thứ, có lẽ sẽ không thể dùng đến chế độ training, nhưng nghĩ đến lúc quen với công việc rồi thì đây là một điều rất quan trọng.

———————–

Theo allabout.co.jp

Trả lời