Nhiều sogo shosha (総合商社) Nhật Bản lâm vào khủng hoảng

Đăng ngày 13/05/2015 bởi iSenpai

Các tập đoàn thương mại tổng hợp của Nhật Bản theo mô hình sogo shosha (総合商社)đang lâm vào khó khăn liên quan tới hàng ngàn nhà đầu tư nhỏ và vừa, cũng như tiền vốn của hàng triệu hộ gia đình.

Sự suy giảm của thị trường xuất khẩu đang tác động đến cả những phương thức kinh doanh tồn tại ở Nhật từ thế kỷ XVII như “sogo shosha”.

Tập đoàn Sharp cắt giảm 99% vốn cơ sở

Ai đã “giết” Sony?

Sự bảo thủ đã “giết” Sharp và những gã khổng lồ Nhật Bản

Đây là hoạt động của các quỹ đầu tư tư nhân, hùn hạp và bỏ vốn vào các công ty, cùng tham gia đầu tư, kinh doanh tạo thành một mạng lưới rộng lớn.

Theo khảo sát của Đại học Hitotsubashi, các công ty tư nhân tại Nhật nhận hơn 2 ngàn tỷ USD các khoản vay từ các sogo shosha lớn như Mitsubishi, Mitsui, Sumitomo, Itochu và Marubeni.

Nhiều năm gần đây, do thị trường nội địa suy giảm, các sogo shosha buộc phải đầu tư mạnh tại thị trường nước ngoài. Do đó, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động rất lớn tới hệ thống sogo shosha của Nhật, liên quan tới hàng ngàn nhà đầu tư nhỏ và vừa, cũng như tiền vốn của hàng triệu hộ gia đình.

Không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Shinzo Abe thường họp với giám đốc điều hành các công ty thương mại lớn nhất. Tháng 4 vừa qua, ông đã có hai buổi làm việc với người đứng đầu của Mitsubishi và Marubeni.

Năm sogo shosha hàng đầu của nước này gồm Mitsubishi Corp, Mitsui, Sumitomo, Itochu và Marubeni đã cảnh báo về khả năng thua lỗ tổng cộng vượt quá 5 tỷ USD, chủ yếu là các khoản thua lỗ trên tài sản dầu mỏ và khí đốt, trong năm tài chính kết thúc vào tháng Ba.

Tính đến cuối tháng 9 năm ngoái, nợ ròng lãi kết hợp của các tập đoàn này đạt 177 tỷ USD – gần gấp đôi mức của năm năm trước.

Các nhà phân tích nhận định các tập đoàn này hiện đang đứng ở “ngã ba đường” và hy vọng chuyển sang những lĩnh vực phi tài nguyên để cân bằng tình hình kinh doanh mất cân đối kéo dài. Tuy nhiên, các thay đổi bước đầu không mang lại kết quả khả quan.

Ví dụ, Marubeni đang vật lộn để cân bằng 2,7 tỷ USD mua công ty sản xuất ngũ cốc của Mỹ Gavilon trong năm 2013. Tập đoàn kinh doanh thực phẩm đóng hộp Dole Food mà Itochu mua với giá 1,7 tỷ USD trong năm 2013 cũng đã gây thất vọng.

Naoto Saito, một nhà nghiên cứu cao cấp tại CLSA, nhận định: “Sẽ không ngạc nhiên nếu một hoặc nhiều ngành công nghiệp tại Nhật Bản xảy ra khủng hoảng”.

Ảnh hưởng nặng nhất cho đến nay là Sumitomo, tháng trước đã đưa ra “báo động đỏ” đầu tiên trong 16 năm với dự kiến sẽ lỗ ròng 714 triệu USD từ các dự án dầu đá phiến tại Mỹ và một mỏ quặng sắt của Brazil.

Sumitomo là một trong những công ty tích cực nhất trong việc thu gom nhiên liệu sau tai nạn hạt nhân Fukushima vào năm 2011, gây ra sự gia tăng nhập khẩu dầu, than và khí đốt tự nhiên hóa lỏng.

Sumitomo thừa nhận rằng đã không “đủ hiểu” những nguy cơ liên quan đến tài sản tài nguyên. “Chúng ta cần phải tăng cường kiểm soát rủi ro và xây dựng lại chiến lược phát triển”, Kuniharu Nakamura, Giám đốc Điều hành của Sumitomo, cho biết.

Nhưng các nhà phân tích dự báo thua lỗ trong lĩnh vực năng lượng tiếp tục đeo bám các sogo shosha trong năm nay. Mitsui, tập đoàn có khoảng hai phần ba lợi nhuận từ năng lượng và kim loại, là dễ bị tổn thương nhất.

Ước tính trượt giá quặng sắt và dầu thô sẽ làm thâm hụt 103 tỷ yên lợi nhuận ròng của Mitsui. Công ty chứng khoán Daiwa cảnh báo về thua lỗ tiềm năng cho khoản đầu tư Marubeni tại mỏ quặng sắt Roy Hill ở Úc.

Kể từ khi đạt đỉnh 190 USD trong năm 2011, giá quặng sắt đã giảm hơn 70% còn khoảng 50 USD một tấn. Dầu thô Brent đang ở mức thấp nhất trong 6 năm qua là 46 USD một thùng vào tháng 1/2015, mặc dù kể từ đó đã tăng trở lại trên mức 60 USD một thùng.

Theo Doanh Nhân Sài Gòn online

Trả lời