Những điều cần biết khi mang thai ở Nhật Bản

Đăng ngày 02/07/2017 bởi iSenpai

Bài viết này sẽ mang tới cho bạn một vài thông tin về việc mang thai ở Nhật Bản. Cùng đọc và tham khảo những lời khuyên dưới đây nhé!

Xác nhận việc mang thai

Nếu bạn nghi ngờ mình đang mang thai, bạn sẽ rất vui khi biết rằng các kiểm tra mang thai đơn giản tại nhà (que thử thai, tiếng Nhật 妊娠検査) có thể được tìm thấy ở bất kỳ nhà thuốc (drug store, ví dụ như Daikoku) nào chỉ với vài trăm Yên. Để xác nhận lại chắc chắn việc mang thai của bạn, có thể đến bệnh viện địa phương hoặc tới các phòng khám để kiểm tra. Các bệnh viện và các trung tâm sinh sản thường phải đặt lịch trước từ rất sớm, vì vậy mà bạn cũng muốn đăng ký thật nhanh.

ダウンロード (17)

Bác sĩ sẽ xác nhận việc mang thai của bạn bằng việc siêu âm qua âm đạo. Nếu như không thể nghe thấy nhịp tim, bạn cũng không cần phải quá lo lắng, vì không phải lúc nào cũng có thể nghe nhịp tim ở giai đoạn sớm như vậy. Trường hợp chưa nghe được, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn trở lại vào tuần sau để kiểm tra.

Khi bác sĩ của bạn phát hiện ra nhịp tim của bé, bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận xác nhận việc mang thai ( ninshin todoke )

ダウンロード (18)

 

Đăng ký tại trung tâm y tế địa phương

Sau khi đã có xác nhận, cầm giấy xác nhận mang thai và thẻ cư trú nước ngoài của bạn đến trung tâm sức khỏe địa phương để thực hiện  đăng ký mang thai. Sau khi đăng ký, bạn sẽ nhận được một túi đồ trong đó bao gồm:

  • Boshi kenkou techou (sổ tay sức khoẻ bà mẹ và trẻ em)

Bạn sẽ cần phải đưa nó cho nhân viên y tế trong tất cả các buổi khám trước khi sinh, các buổi kiểm tra sức khoẻ của trẻ và tiêm phòng trong tương lai để ghi lại và tham khảo thông tin y tế của mình. Nhiều bản dịch ngoại ngữ của cuốn cẩm nang cũng có sẵn.

  • Ninshin kenkou shinsa jushin hyou (phiếu khám kiểm tra sức khỏe thai kỳ)

Chăm sóc tiền sinh sản ở Nhật Bản không được Bảo hiểm Y tế Quốc gia chi trả. Tuy nhiên, theo chính sách của các quận, bạn có thể nhận được một tập giấy trợ cấp khám thai. Lưu ý rằng lệ phí cho buổi khám đầu tiên của bạn có thể được hoàn lại sau khi việc mang thai được xác nhận và nhận được giấy trợ cấp.

  • Mataniti māku (huy hiệu mang thai)

Huy hiệu này, đọc một cách thú vị thì là “có một em bé trong bụng của tôi”, sẽ giúp bạn có được quyền ưu tiên trên các phương tiện công cộng và các bãi đỗ xe khuyết tật. Đính nó vào túi của bạn để hành khách khác biết bạn đang mang thai và sẽ (về mặt lý thuyết) nhường cho bạn chỗ ngồi của họ. Trên thực tế, hiệu quả của nó thay đổi tùy theo thời gian trong ngày và tùy theo sự đông đúc của tàu hoặc xe buýt.

  • Rất nhiều cuốn sách nhỏ và các món đồ khác

Điều này sẽ tùy thuộc vào nơi mà bạn sinh sống. TTại Quận Minato, phụ nữ mang thai sẽ được cấp một vé xe buýt miễn phí để sử dụng trên xe buýt Chii cho đến cuối tháng khi mà đứa trẻ được sinh ra.

Kiểm tra

Thông thường, lịch kiểm tra trước khi sinh của bạn sẽ giống như sau:

  • Ba tháng đầu và ba tháng cuối – lịch khám 2 tuần/ lần
  • Ba tháng giữa – lịch khám hàng tháng
  • Ngoài 40 tuần / 10 tháng – hẹn khám hai ngày/ lần

 

Lịch khám này tương đương với khoảng 15 lần kiểm tra, nhiều hơn rất nhiều so với các nước khác. Ngoài ra, siêu âm được thực hiện mỗi lần, có nghĩa là bạn sẽ kết thúc quá trình mang thai với một bộ sưu tập khá nhiều những hình ảnh của con bạn trước khi chúng được sinh ra. Mặc dù có thể làm cho bạn cảm thấy yên tâm, nhưng lịch khám như vậy sẽ làm tăng chi phí và có thể là một chút bất tiện, đặc biệt là nếu bạn đang làm việc (mặc dù các công ty đã được yêu cầu để cho phép bạn nghỉ đi khám).

 

Nếu thấy như vậy là quá nhiều, bạn có thể giãn cách thời gian khám ra. Buổi hẹn khám đầu tiên có thể khiến cho bạn bị nản chí với những tiếng người nhốn nháo, những ồn ào bệnh viện và cả một loạt những thủ tục phải hoàn thành. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng lịch khám của bạn diễn ra theo một lịch trình tương tự để bạn có thể hiểu hơn và nắm bắt rõ hơn các thông tin về sức khỏe của mình. 

Tại nhiều bệnh viện mỗi lần kiểm tra sẽ diễn ra theo quy trình sau, và mất từ một đến hai tiếng rưỡi:

  • Đăng ký điện tử tại lễ tân.
  • Xét nghiệm nước tiểu và (nếu trước đó được yêu cầu bởi bác sĩ) xét nghiệm máu tại phòng xét nghiệm.
  • Tự cân và kiểm tra huyết áp sử dụng các thiết bị tại phòng OB / GYN.
  • Khám bác sĩ bao gồm siêu âm và thảo luận ngắn (khoảng 10 phút). Chồng tôi không được phép vào phòng kiểm tra siêu âm, mặc dù anh ấy có thể đến để thảo luận sau đó. Thay vào đó, chúng ta có thể đặt lịch siêu âm toàn diện một lần trong khoa X quang.
  • Thanh toán.

Nghỉ sản phụ và thông báo nơi làm việc của bạn

 

Theo Luật Lao động tiêu chuẩn của Nhật Bản, người sử dụng lao động phải cho phép người mẹ nghỉ sinh con từ sáu tuần (đối với một con và từ 14 tuần đối với cặp song sinh và hơn thế nữa) trước ngày sinh cho đến tám tuần sau khi sinh. Ngoài ra, Luật nghỉ phép chăm con cũng cung cấp thông tin về thời gian nghỉ phép cho đến khi trẻ được sinh ra (và cho đến khi đứa trẻ đạt đến một tuổi rưỡi, nếu cha mẹ thay phiên nhau). Trong thời gian này, bảo hiểm lao động và xã hội sẽ chi trả 66% mức lương cơ bản của người mẹ, nhưng mỗi công ty sẽ có quy định riêng của mình – vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đã xác nhận lại chi tiết với công ty của mình.

Thời gian tốt nhất để thông báo việc mang thai cho nhà tuyển dụng của bạn, tất nhiên, sẽ phụ thuộc vào văn hóa, quy mô của công ty và mối quan hệ của bạn với người giám sát trực tiếp của mình. Bạn cũng sẽ muốn tính đến việc liệu bạn có cần thời gian nghỉ để kiểm tra trước khi sinh, ốm nghén và khi nào thì cái bụng bầu của bạn mới bắt đầu lộ rõ. Nên báo cáo riêng và trực tiếp cho sếp của bạn – điều này đặc biệt quan trọng trong văn hoá làm việc tại Nhật Bản.

Tham khảo từ Savvy Tokyo

 

 

Trả lời