Vị trí thứ 1 là Shinzo Abe (Thủ tướng Nhật Bản) và thứ 2 là Maria Ozawa (diễn viên phim người lớn)… Đây là bảng xếp hạng được người Việt Nam đánh giá đối với những người nổi tiếng ở Nhật Bản. Maria Ozawa được người Việt Nam biết đến như 1 biểu tượng sexy thông qua những phim DVD người lớn. Mặt khác, một khảo sát tương tự cũng được tiến hành về những người nổi tiếng ở Hàn Quốc thì các nam diễn viên như Lee Min Ho và Jang Dong Gun nằm ở top đầu.
Và điều tương tự cũng diễn ra với phim truyền hình. Phim truyền hình Nhật Bản nào mà bạn biết? Đầu tiên là “Ô sin” và sau đó là “Đô rê mon” mặc dù “Đô rê mon” không phải là phim truyền hình… (Và Đô rê mon đạt được vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng mức độ phổ biến, anh ấy khá là nổi tiếng)
Điều này đến từ việc tiếp cận thị trường giải trí Việt Nam khác nhau từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Hàn Quốc đã xuất khẩu nhiều phim truyền hình tới Việt Nam một thời gian dài. Ví dụ, 78 phim truyền hình Hàn Quốc đã được chiếu ở Việt Nam trong vòng 5 năm qua, trong khi số lượng phim truyền hình Nhật Bản thì chỉ có 10. Phim truyền hình Hàn Quốc thì rất dễ hiểu và chính phủ cho phép giá xuất khẩu thấp. Và kết quả của chiến lược trên, người Việt Nam thích xem phim và nghe nhạc Hàn Quốc. Bảng số liệu phía dưới là số lượng chủ đề về giải trí Hàn Quốc và Nhật Bản tại forum “kites.vn”
Và nó ảnh hưởng như thế nào tới lĩnh vực thời trang và mỹ phẩm. Ở hai lĩnh vực này, sự nhận diện của thương hiệu Hàn Quốc và doanh thu tốt hơn các thương hiệu Nhật Bản một cách dễ dàng. Hiện nay chính phủ Nhật Bản đang đầu tư vào một sự kiện tên là “Cool Japan” để lan tỏa nền văn hóa của mình tới các quốc gia khác. Dẫu sao đi nữa công nghệ và hoạt hình là hai lĩnh vực phổ biến nhất của Nhật Bản trong suy nghĩ người Việt Nam.
Và thực tế là các doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng kinh doanh của họ rất nhanh chóng tới các quốc gia khác dành cho các bạn trẻ hoặc nữ, bao gồm thời trang và mỹ phẩm. Sự phổ biến của nền giải trí Hàn Quốc khiến họ rất dễ dàng kinh doanh ở thị trường Việt Nam. Thế mạnh của nền giải trí Hàn Quốc đã giúp cho các sản phẩm Hàn Quốc có 1 hình ảnh “thời trang” hoặc “sản phẩm cho giới trẻ” trong mắt người tiêu dùng Việt.
Mặt khác các công ty Nhật Bản thì đang ở phía sau các công ty Hàn Quốc ở thị trường giới trẻ. Chất lượng của họ luôn luôn tốt nhưng thiếu tốc độ và cần thêm sự linh động trong marketing. Bọn họ nghĩ rằng các sản phẩm chất lượng tốt từ Nhật Bản sẽ dễ dàng bán ra mà không cần nỗ lực nhiều, nhưng đối với thị trường trẻ và đang phát triển như Việt Nam thì như thế là chưa đủ. Họ cần nỗ lực nhiều hơn trong việc hiểu người tiêu dùng Việt Nam và các chiên dịch marketing phù hợp.
Nguồn Kengo Kurokawa/brandsvietnam