Sách hay: Văn hóa làm việc với người Nhật (phần 1)
Sách hay: Văn hóa làm việc với người Nhật (phần 2)
Phong cách làm việc của người Nhật Bản
Hội họp
Chõrei (triều lễ): Một số công ty sáng nào cũng họp chõrei, trong khi các công ty khác lại thực hiện vào thứ Hai hằng tuần. Tất cả nhân viên trong phòng hay một bộ phận lớn hơn sẽ tập hợp lại và họp ngắn về những thông báo chung.
Kaigi (họp chính thức): Kaigi ở Nhật nổi tiếng vì kéo dài vài giờ đồng hồ. Jũyaku kaigi là cuộc họp lãnh đạo.
Mitingu (họp mặt): Người Nhật mượn từ trong tiếng Anh. Từ này có thể được sử dụng thay cho kaigi hay uchiawase, mũting nghe thân mật hơn kaigi.
Uchiawase: Kiểu họp mặt này là để lên kế hoạch thực tế hay chia sẻ thông tin. Từ này có thể được sử dụng cho cả các cuộc họp trong công ty và với đối tác kinh doanh.
Chức danh và mối quan hệ
Shachõ: Chủ tịch công ty.
Buchõ: Giám đốc bộ phận.
Kachõ: Trưởng phòng.
Kakarichõ: Trưởng bộ phận.
Shinnyũ-shain / Shinjin: Nhân viên mới tuyển, thường là những người mới ra trường.
Jõchi và buka: Jõchi là người giám sát, buka là cấp dưới.
Senpai và kõhai: Trong bối cảnh công việc, một senpai là người vào công ty trước bạn và/hoặc có nhiều kinh nghiệm hơn; kõhai là người vào công ty sau bạn và thường trẻ hơn bạn.
Dõkisei/dõki: Trong bối cảnh công việc, những nhân viên bắt đầu cùng một lúc ở cùng một công ty.
Torihiki-saki: Những công ty khác nhau làm ăn với công ty của bạn. Đôi khi một công ty như thế còn được gọi là Torihikisaki-san, như thể là một người vậy.
Kiểu nhân viên
Shain: Nhân viên công ty.
Sai-shain: Nhân viên toàn thời gian. Theo truyền thống, địa vị sai-shain ở Nhật nghĩa là “nhân viên trọn đời”.
Keiyaku-shain: Nhân viên hợp đồng có thể được xếp vào hạng mục này. Keiyahu-shain được công ty tuyển trực tiếp hoặc được một công ty dịch vụ nhân sự gửi tới. Lương của họ được trả theo giờ và bảo hiểm hay các gói bồi thường của họ khác so với những người làm toàn thời gian.
Kenshũ-sei: Thực tập sinh. Trong các tổ chức của Nhật, ngay cả nếu kenshũ-sei được tuyển vào các vị trí toàn thời gian, thì mấy tháng đầu vẫn là “thời gian thử thách”. Vì thế, họ có thể được gọi là kenshũ-sei hoặc shinnyũ-shain / shinjin (nhân viên mới).
Arubaito (Albait): Nhân viên bán thời gian. Albait tương tự như keiyaku-shain, vì lương của họ được trả theo giờ. Tuy nhiên, lịch làm việc của albeit kém ổn định hơn và thường ám chỉ một vị trí tạm thời. Các công việc bán thời gian cho sinh viên đại học được xếp vào dạng này.
O.L: Nhân viên nữ.
Các buổi tiệc nơi làm việc
Kangei-kai: Tiệc chào mừng.
Sõbetsu-kai: Tiệc chia tay.
Bõnen-kai: Tiệc cuối năm.
Shinnen-kai: Tiệc năm mới.
Theo Dân Trí
One thought on “Một số thuật ngữ hữu dụng cần biết khi tới Nhật làm việc”