Tại sao giải Nobel Kinh tế vẫn vuột khỏi tay người Nhật?

Đăng ngày 14/10/2016 bởi iSenpai

VOV.VN – Các chuyên gia cho rằng tiếng Anh là một trong những rào cản khiến các nhà khoa học Nhật khó có giải Nobel Kinh tế.

Giải Nobel Kinh tế năm 2016 đã thuộc về hai nhà kinh tế học người Mỹ. Ứng cử viên sáng giá của Nhật Bản, Giáo sư kinh tế học vĩ mô Kiyotaki Nobuhiro (61 tuổi) đã không vượt qua hai ứng của viên người Mỹ để đến với giải thưởng danh giá này.

Cho đến hiện tại, chỉ có giải Nobel Kinh tế là bộ môn duy nhất mà người Nhật Bản chưa từng có cơ hội.

Theo phân tích của giới học thuật Mỹ, một trong những nguyên nhân đó  có liên quan tới năng lực tiếng Anh. Và đây là thực trạng khiến người Nhật chưa có “chỗ đứng” để nhận giải Nobel Kinh tế.

Những năm gần đây, Giải thưởng Nobel Kinh tế đều rơi vào tay các học giả của Mỹ coi trọng nghiên cứu vai trò của thị trường. Từ năm 2010-2016 trong số 14 người được trao giải Nobel về Kinh tế học thì có 12 người là Giáo sư danh dự và Giáo sư thuộc các trường Đại học của Mỹ. Lý do chính là bởi vì, tại Mỹ đã tạo ra được trào lưu nghiên cứu kinh tế học hiện đại, mà các trường Đại học  danh tiếng của Mỹ rất coi trọng.

Mặt khác các luận văn nghiên cứu thường xuyên được công bố và được nhiều nhà nghiên cứu của thế giới trích dẫn. Theo ông Masahiro Hori-Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tổng hợp kinh tế xã hội Chính phủ Nhật Bản thì nhà nghiên cứu Nhật Bản có tầm ảnh hưởng lớn như những nhà kinh tế học của Mỹ là còn ít. Và cản trở về mặt ngoại ngữ khi thể hiện đề tài nghiên cứu khiến điều kiện nhận giải bị hạn chế.

Điều này thể hiện qua nhiều năm khi các ứng cử viên Nhật Bản tham gia dự giải Nobel Kinh tế.

Để người Nhật có thể nhận giải thưởng Nobel Kinh tế, có lẽ những nhà nghiên cứu trẻ Nhật Bản đồng thời tạo môi trường nghiên cứu giống người Mỹ và mời những chuyên gia từ Mỹ sang và trau dồi thêm về tiếng Anh./.

Bùi Hùng/VOV-Tokyo

Trả lời