Thực tập sinh Việt Nam cáo buộc rằng mình đã bị lừa khử phóng xạ ở Fukushima

Đăng ngày 09/03/2018 bởi iSenpai

 

Theo Japan Times, Bộ Tư pháp đang điều tra một vụ án thực tập sinh Việt Nam được đưa tới Nhật Bản theo chương trình đào tạo người nước ngoài của chính phủ. Anh này đã đưa ra cáo buộc rằng mình đã bị lừa dối để tham gia vào công việc dọn dẹp ở những khu vực bị thảm hoạ hạt nhân năm 2011. Bộ Tư Pháp đã xác nhận đang xem xét điều tra trường hợp của thực tập sinh 24 tuổi làm việc cho một công ty xây dựng ở Iwate này. Công ty hiện vẫn chưa sẵn sàng để đưa ra bất kì bình luận nào cho tới ngày thứ Tư mùng 7 tháng 3 năm 2018 vừa qua.

Hôm thứ ba, nhật báo Nikkei đưa tin rằng công ty đã phủ nhận cáo buộc về hành vi vi phạm luật lao động. Trong bản báo cáo, công ty khẳng định rằng thực tập sinh, người yêu cầu giấu tên thông qua nghiệp đoàn, được giao nhiệm vụ giống như các đồng nghiệp Nhật Bản khác, và điều này không gây bất kỳ mối đe dọa nào cho sức khoẻ của người lao động. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Công nhân Zedoitsu ở Tokyo, đại diện cho người này, anh ta phải thực hiện công việc tháo dỡ và công trình công cộng, nhưng thay vào đó đã được giao nhiệm vụ dọn dẹp tại các khu vực bị ô nhiễm ở tỉnh Fukushima và khiến anh này bị phơi nhiễm với phóng xạ.

Image result for fukushima

Tổng thư ký của Hiệp hội, ông Shiro Sasaki, người rất thông thạo về các vấn đề thực tập sinh và nắm bắt sâu vụ việc này, cho biết người thanh niên 24 tuổi này đã đến Nhật Bản vào tháng 9 năm 2015 sau khi ký hợp đồng với công ty. Sau đó, anh ta đã được gửi tới khu Koriyama ở tỉnh Fukushima hơn mười lần để tiến hành làm sạch khử ô nhiễm ở các khu dân cư của thành phố từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016. Anh đã tham gia tháo dỡ các tòa nhà trong một khu vực cấm tại thị trấn Kawamata của Fukushima trước khi chính quyền bãi bỏ các hạn chế đối với khu vực di tản do mức bức xạ cao.

“Người thanh niên Việt Nam này khiếu nại rằng anh ta không được thông báo về việc làm sạch các khu vực bị ô nhiễm sau thảm họa hạt nhân Fukushima. Thực tập sinh này cho rằng anh có thể đã bị lừa dối và đưa đến Nhật để tiến hành công việc dọn dẹp”, Sasaki nói. Sasaki cho biết nhà tuyển dụng này có thể đã vi phạm Đạo luật Hợp đồng lao động, Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động và Đạo luật An toàn và Sức khoẻ Công nghiệp.

Image result for fukushima

Sasaki cho biết Hiệp hội đang hỗ trợ các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa người thanh niên Việt Nam này và công ty xây dựng với mục tiêu đòi khoản bồi thường xứng đáng ngang với số tiền nếu anh này hoàn thành phần còn lại của hợp đồng 3 năm. Theo Sasaki, người thanh niên này nhận mức lương hàng tháng khoảng 140.000 yên, trong khi các công nhân Nhật thực hiện công việc dọn dẹp tương tự kiếm được gấp gần ba lần.

Chương trình Tập huấn Kỹ thuật viên Quốc tế do chính phủ hỗ trợ được thiết kế để hỗ trợ người nước ngoài trong việc học hỏi các kỹ năng kỹ thuật nhưng trong thực tế đã được khai thác để bù đắp cho sự thiếu hụt lao động phổ thông ở Nhật Bản. “Thực tập sinh kỹ năng không nên bị buộc phải thực hiện các công việc tương tự như vậy, những công việc có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ của một người; bức xạ có thể gây nguy hiểm rất lớn với sức khỏe con người là điều không thể phủ nhận”, Sasaki nói.

Người thanh niên Việt Nam này đã rời công ty hồi tháng 11 vì lo lắng cho sức khoẻ của mình sau khi công ty phớt lờ yêu cầu của anh này về việc giải thích về những điều kiện lao động nói trên. Tờ Japan Times đã có thể truy cập những ghi chép cho thấy anh này đã tiếp xúc với bức xạ trong khi làm việc tại Kawamata. Theo tổ chức lao động, người sử dụng lao động đã giấu thông tin này với anh ta.

Sasaki cho biết chủ lao động cũng từ chối chi trả những khoản phụ cấp đối với những người lao động làm việc trong những điều kiện nguy hiểm cho người thanh niên Việt Nam này.. Shoichi Ibuski, một luật sư chuyên về các vấn đề lao động, người hỗ trợ các học viên nước ngoài và thực tập sinh nước ngoài, cho biết: “Trên hết, công việc khử nhiễm rất nguy hiểm và đòi hỏi sự đồng ý của học viên”. “Đây không phải là loại công việc bạn có thể thuê một ai đó trong khi người đó không biết về những rủi ro kèm theo. Đó là vấn đề nhân đạo hơn là vấn đề pháp lý. “

Ibuski nhấn mạnh trường hợp của người đàn ông Việt Nam cho thấy những lỗ hổng trong hệ thống mà đáng nhẽ ra được lập ra để nhằm giúp đỡ những người nước ngoài từ các nước đang phát triển có được những kỹ năng mà họ có thể sử dụng ở quê nhà. Các công ty chấp nhận lao động nước ngoài theo hệ thống thực tập sinh được yêu cầu nộp một bản kế hoạch chi tiết về việc đào tạo của họ cho cơ quan của Bộ Tư pháp có nhiệm vụ giám sát chương trình. Ibuski cho rằng nhà tuyển dụng lao động của thực tập sinh này có thể đã giấu các nhiệm vụ công việc của anh này trong hồ sơ gửi nộp cho chính phủ.

Khi được hỏi về trường hợp của thực tập sinh Việt Nam, một quan chức cho biết Bộ đang xác minh thông tin đã thu thập được, trong đó có cả cáo buộc rằng người học viên này đã phải làm những công việc khác với công việc được mô tả trong hợp đồng. Viên chức này nói rằng có khả năng người chủ công ty đã vi phạm luật lao động và nếu hành vi vi phạm được chứng minh, Bộ sẽ xem xét hình phạt. Đạo luật mà theo đó những công ty/nhà tuyển dụng nếu vi phạm quyền của học viên sẽ phải chịu hình phạt đã bắt đầu có hiệu lực từ tháng 11 năm ngoái.

Viên chức này cũng giải thích thêm rằng luật lao động không cấm việc tuyển dụng người nước ngoài làm việc khử ô nhiễm và theo lý thuyết thì các nhà tuyển dụng có các học viên kỹ thuật nước ngoài hoàn toàn có thể giao cho họ làm công việc dọn dẹp tại các địa điểm bị ô nhiễm. Tuy nhiên, quan chức này nói rằng với một chương trình đào tạo nghề như vậy cần phải phù hợp với mục tiêu của hệ thống đào tạo. “Thật khó tưởng tượng rằng thực tập sinh có thể sử dụng kinh nghiệm làm việc khử ô nhiễm (kiểu ô nhiễm phóng xạ như thế này) ở quê nhà,” Sasaki nói, cho biết rằng một chương trình như vậy sẽ không được chính phủ cho phép.

Týt

Trả lời