Tại một cuộc họp báo diễn ra vào ngày 22 tháng 4, người đứng đầu Hiệp hội Điều dưỡng Nhật Bản Toshiko Fukui cho biết, 110 cựu điều dưỡng đồng ý trở lại làm việc tại các cơ sở y tế từ ngày 20, đáp lại lời kêu gọi của Hiệp hội.
Được biết trước đó, Hiệp hội đã gửi email kêu gọi trở lại làm việc cho khoảng 50.000 cựu điều dưỡng vào ngày 8 tháng 4, một ngày sau khi chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về COVID-19 tại Tokyo và sáu tỉnh thành khác.
Trong số 110 cựu điều dưỡng, 47 người đã bắt đầu làm việc tại các trung tâm tư vấn dịch bệnh qua điện thoại, 30 người làm việc tại các cơ sở lưu trú của những bệnh nhân nhẹ và 8 người làm việc tại các phòng khám hoặc bệnh viện.
Nơi làm việc của các cựu điều dưỡng không nhất thiết phải là cơ sở y tế trước đây của họ mà dựa vào các yếu tố như kinh nghiệm, thời gian nghỉ hưu, nội dung nghiệp vụ,…mà sẽ điều tiết cho phù hợp. Đến thời điểm ngày 20, số cơ sở cần người là 345 cơ sở và số cựu điều dưỡng muốn quay trở lại làm việc là 1287 người.
Để phòng trường hợp nhân viên điều dưỡng muốn thôi việc và thúc đẩy các cựu điều dưỡng quay trở lại làm việc, Hiệp hội đang yêu cầu Bộ y tế, Lao động và Phúc lợi trả trợ cấp nguy hiểm cho các điều dưỡng đã tiếp xúc với bệnh nhân được xác nhận hoặc nghi ngờ nhiễm virus, miễn phí xét nghiệm PCR cho bất cứ nhân viên y tế nào có nguyện vọng và nhanh chóng giải quyết tình trạng thiếu đồ bảo hộ y tế.
Theo ông Toshiko Fukui, mức lương cho nhân viên điều dưỡng là không cao, mặc dù có làm ca đêm, hơn nữa, họ phải đối mặt với rủi ro nhiễm trùng rất lớn. Vì vậy ông hy vọng rằng chế độ trợ cấp nguy hiểm sẽ được thực hiện.
Ngoài ra ông cho biết cũng có trường hợp điều dưỡng viên vì sợ có thể lây bệnh cho người nhà đã chọn cách trọ lại các khách sạn nên việc trợ cấp tiền trọ cho họ cũng rất cần thiết.
Tham khảo:
https://www.japantimes.co.jp/news/2020/04/23/national/ex-nurses-return-work-japan-coronavirus/
https://news.yahoo.co.jp/pickup/6357876
https://news.yahoo.co.jp/articles/a513bd2eff4e66f320a1108f71194154a69492c9