Các bạn có thể đọc thêm phần 1 tại đây.
ĐỒ ĂN
Mọi người thường có suy nghĩ rằng đồ ăn ở Nhật cực kỳ đắt đỏ, đặc biệt là trái cây, vì vài thông tin “dị dị” kiểu một quả dưa nào đó có giá những 10000¥. Và có vài người nói rằng rau củ cũng khá đắt, thực ra thì cũng không hẳn trừ khi bạn mua đồ nhập khẩu. Nhiều thứ khác thì phụ thuộc vào nơi bạn mua chứ không phải những thứ bạn mua.
15. Hãy kiểm tra tầng hầm của các khu mua sắm. Hầu hết những ga tầu đều có ít nhất một hoặc hai khu mua sắm nối với nó hoặc ở gần đó. Những nơi này không hẳn luôn là nơi bán đồ ăn rẻ nhất, nhưng nhìn chung bạn luôn có thể mua những đồ ăn nấu sẵn, salad, cơm nắm (onigiri), và cơm hộp (bentou) với giá khá ổn. Và cũng còn có nhiều loại mặt hàng đồ ăn khác cũng đáng để bạn thử.
16. Những cửa hàng tiện lợi (コンビニ). Có thể ai cũng biết về những cửa hàng kiểu này. Họ có nhiều những đồ ăn không quá đắt mà chất lượng khá ổn như các loại mì (ramen, soba), cơm nắm onigiri, bentou và đôi khi cả salad nữa. Các đồ uống có cồn, snack hay hoa quả ở các cửa hàng tiện lợi thường đắt hơn ở siêu thị, trừ các cửa hàng có bán các loại snack 100¥ mà ở siêu thị cũng có bán.
17. Các siêu thị thường có giá đồ ăn rẻ nhất. Các loại thức ăn nấu sẵn (bentou, mì, salad, onigiri, các đồ chiên rán, sushi, và các loại khác) cũng thường có giá khá hợp lý. Các loại nước uống, snack hay đồ uống có cồn khác cũng thường có giá rẻ hơn các cửa hàng tiện lợi. Đôi lúc bạn cũng có thể tìm thấy những siêu thị ở tầng hầm của các khu mua sắm.
18. Hãy mua trái cây hay rau củ trực tiếp từ chợ của những người nông dân hay là chợ sáng sớm. Trừ khi bạn muốn mua những loại trái cây mà phải nhập khẩu vào Nhật, không phải tất cả các loại trái cây đều đắt tới mức vô lý và được đóng bao bì đẹp đẽ ví dụ như dưa/đào/táo/nho. Dứa, một loại trái cây thường được nhập khẩu, cũng có thể được tìm thấy với giá khá rẻ nếu so sánh với các loại trái cây khác (nhưng theo mình nghĩ là không thể rẻ như ở Việt Nam được đâu, cái này là không thể so sánh). Những trái cây theo mùa cũng thường có giá rất phải chăng, nhưng chỉ khi bạn mua được nó tại chợ nông dân hay chợ sớm. Dâu tây thường khá đắt trong các cửa hàng, nhưng bạn có thể mua chúng chỉ với nửa giá, hoặc táo theo túi tính ra chỉ chưa tới 100¥/quả.
Nhiều chợ nông dân cũng có bán cả thức ăn đã chế biến sẵn. Để tìm những chợ này, bạn có thể hỏi quanh khu bạn sống, hoặc tìm kiếm bằng từ khóa “ファームーズマーケット“ hoặc “朝市” trên một ứng dụng bản đồ nào đó. Đây cũng là một cách rất tuyệt để bạn giao lưu với những người bản xứ và thử trải nghiệm cuộc sống không phải khách du lịch.
19. Hãy ăn ở những nơi hợp lý. Những tiệm bình dân như quán ramen, soba, hay udon, các quán cà ri kiểu Nhật, kaiten sushi (sushi băng chuyền), hay các chuỗi cửa hàng như là Yoshinoya đều có thể được tìm thấy ở bất cứ đâu. Có thể bạn sẽ muốn thử Shakey’s Pizza, nơi mà bạn có thể ăn buffet “thả phanh” dù là bữa trưa hay bữa tối với giá dao động trong khoảng chỉ 1000¥, hay là những quán cà ri Ấn Độ (hãy tìm kiếm với từ khóa インド科理). Những đồ ăn tại những khu ẩm thực lớn và những quán ăn trên khu đường cao tốc cũng thường có giá khá ổn, và hầu như chỉ phục vụ các đồ ăn Nhật Bản.
20. Thế còn những thức ăn nhanh ở Nhật có thực sự rẻ không? McDonald’s, Mos Burger, và các món rẻ tiền khác kiểu kiểu thế? Nó có thể khá rẻ nếu bạn chỉ mua một hay hai món, còn nếu tính ra tiền nếu bạn mua cả bữa ăn, nó cũng tốn kha khá ngang bằng với việc bạn dùng bữa trong một nhà hàng bình dân nơi mà bạn có thể ăn những thức ăn thực sự ngon và tốt cho sức khỏe hơn đó.
21.Hãy kiểm tra một trang về các nhà hàng để tìm được những nơi có giá hợp túi tiền. Tabelog là một trong những trang thông dụng nhất. Bạn có thể tìm kiếm theo vùng, theo ga tàu, theo các kiểu món ăn và theo giá tiền. Nếu bạn muốn tìm một nơi ăn uống giá rẻ ở Tokyo, bạn có thể nhấn vào “東京” (Tokyo) trên bản đồ, và phía dưới là “予算” (よさん– giá tiền ước tính) bạn có thể chọn khung giá và rồi nhấn nút màu xanh có chữ “検索” (けんさく– tìm kiếm). Vì Tokyo cực kì lớn, , tìm kiếm sẽ cho ra hơn 100,000 kết quả, thế nên bạn sẽ phải tiếp tục giới hạn lại những tìm kiếm của mình ở những trang tiếp theo.
22. Hãy ăn nhiều vào bữa trưa và ít vào bữa tối. Bữa trưa thường rẻ hơn rất nhiều so với bữa tối mặc dù phần ăn thì chắc chỉ kém một tí ti tùy từng nhà hàng. Nếu bạn muốn tiêu pha thoải mái để ăn một bữa ngon lành, hãy ăn một bữa trưa thật lớn và tiêu ít hơn cho bữa tối (trừ khi bạn tới một nhà hàng thực sự rẻ). (Và mình cũng lưu ý rằng việc này cũng còn tùy nhà hàng cũng như thực đơn bữa trưa/bữa tối của họ).
NHỮNG KHOẢN KHÁC
23. Hãy theo dõi những trang như Groupon Japan, nếu bạn linh động và có thể đọc được chút tiếng Nhật. Groupon hay có những ưu đãi của các nhà hàng, khách sạn hay các hoạt động giải trí như tắm nước nóng (onsen), thế nên bạn sẽ chẳng biết được bạn sẽ tìm thấy cái gì. Mình cũng đã thấy vài ưu đã cực kì tuyệt vời trên đó.
24. Hãy tìm kiếm các phiếu giảm giá (coupon) trên mạng. Nếu nó đưa ra cả bằng tiếng Anh và tiếng Nhật, hãy kiểm tra cả hai, nhưng thường thì nếu trang đó có bất cứ một thông tin nào về coupon hoặc ưu đãi đặc biệt thì sẽ là bằng tiếng Nhật. Vì vậy nếu bạn tới một công viên giải trí, công viên nước, rạp chiếu phim, vân vân…, thì hãy kiểm tra trang web bằng tiếng Nhật để tìm coupon hoặc khuyến mại giảm giá. Từ khóa để tìm kiếm là: クーポンhoặc 割引券(わりびきけん), hoặc chỉ là 割引(わりびく).
25.Hãy tới Daiso nếu bạn muốn mua quà lưu niệm. Trong tất cả những 100 円ショップ của Nhật mà mình đã tới (không phải là TẤT CẢ nhé), mình thấy Daiso có các kiểu đồ lưu niệm Nhật Bản hay ho nhất. Cách này cực kỳ tuyệt nếu bạn cần phải mua rất nhiều quà tặng cho mọi người và không thể tốn vài nghìn yên cho các cửa tiệm chuyên bán đồ lưu niệm thông thường. Trà xanh cũng là một lựa chọn tuyệt vời để làm quà (đặc biệt nếu là trà xanh Shizuoka, không phải là mình thành kiến kén chọn gì đâu), và bạn có thể mua loại hợp túi tiền ở tất cả các siêu thị.
One thought on “25 mẹo tiết kiệm khi du lịch tới Nhật Bản (p2-ăn uống và những khoảnh khác)”