7 điều căn bản cần biết về giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú

Đăng ngày 21/07/2017 bởi iSenpai

 

“Em là du học sinh muốn làm thêm”, “Tôi muốn làm thêm một việc khác so với việc đang làm để có thêm thu nhập”.  Để thực hiện được những nguyện vọng như thế này, bạn cần biết về giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú và đơn xin giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú. Bài viết sẽ này giải thích về 7 điều căn bản cần biết về hoạt động ngoài tư cách lưu trú:

  • Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú là gì?
  • Phạm vi và ví dụ cụ thể của hoạt động ngoài tư cách lưu trú
  • Những điều cấm kị của giấy phép hoạt động ngoài tư cách
  • Các loại giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú – giấy phép phổ thông và giấy phép đặc biệt
  • Về thời gian hoạt động của hoạt động ngoài tư cách lưu trú (thời gian lao động)
  • Thời hạn và làm mới giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú
  • Cách xin giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú

mv

Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú là gì?

Hoạt động ngoài tư cách lưu trú là những hoạt động ngoài những hoạt động xác nhận trong thị thực (tư cách lưu trú) hiện có.

Trong trường hợp bạn muốn tham gia các hoạt động nào khác với hoạt động được xác nhận trong thị thực (tư cách lưu trú) hiện có, thì phải có đơn xin giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú. 

Nếu đơn xin được thụ lý thì bạn sẽ được cấp giấy cho phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú. Ngoài ra những người có thẻ cư trú cũng được in giấy phép lên mặt sau của thẻ cư trú.

card2

Những trường hợp cần giấy phép là những trường hợp được nêu trong ví dụ dưới đây

  • Trường hợp du học sinh đến Nhật muốn làm thêm
  • Trường hợp người nước ngoài đang làm kỹ thuật viên muốn làm thêm
  • Người nước ngoài có tư cách lưu trú là “đoàn tụ gia đình” nhưng muốn đi làm thêm để hỗ trợ kinh tế gia đình
  • Người nước ngoài có tư cách lưu trú là “hoạt động văn hóa” muốn đổi san hướng đi làm thêm (giấy phép đặc biệt)

Còn lại, nếu bạn lao động ngoài những hoạt động đã được xác nhận trong thị thực (tư cách lưu trú) mà không xin phép thì coi là lao động phi pháp, trường hợp tệ nhất là bị thu hồi tư cách lưu trú, cũng có trường hợp bị cưỡng chế gửi trả về nước.

Phạm vi của hoạt động ngoài tư cách luuw trú và ví dụ cụ thể

Định nghĩa của hoạt động ngoài tư cách lưu trú “những hoạt động ngoài hoạt động được xác nhận trong tư cách lưu trú, những hoạt động có thể thu được tiền, thu nhập”.

Thế nhưng cụ thể thì những hoạt động như thế nào không phải là hoạt động ngoài tư cách lưu trú, hoặc là những trường hợp nào thì không cần giấy phép hoạt động ngoài tư cách?

Về tư cách lưu trú được ấn định và những hoạt động cùng loại

Hoạt động trong phạm vi của hoạt động được xác minh trong visa (tư cách lưu trú) không phải là hoạt động ngoài tư cách lưu trú

Có nghĩa là những người nước ngoài đang làm việc thông dịch, có visa (tư cách lưu trú)  “Nhân văn tri thức – Nghiệp vụ quốc tế” trong ngày nghỉ đi dịch bán thời gian và được nhận lương thì không phải là hoạt động ngoài tư cách.

Về những hoạt động không phải là lao động

Hoạt động không phải là lao động không phải là hoạt động ngoài tư cách lwuu trú.

Ví dụ người nước ngoài đang có thị thực (tư cách lưu trú) “kĩ thuật” là người đang làm việc với tư cách kĩ sư, vào buổi tối đến trường đại học để học thêm thì không phải là hoạt động ngoài tư cách lưu trú.

Về tiền lương tạm thời

Những hoạt động đơn giản nhận lương tạm thời không phải là hoạt động ngoài tư cách lưu trú.

Những hoạt động hỗ trợ nghiên cứu, giáo dục, nhờ vả, hấp dẫn, diễn thuyết mà không phải là làm việc liên tục hay những hoạt động nhận được tiền cảm ơn hoặc tiền lương tức thời không phải là hoạt động ngoài tư cách lưu trú.

Trường hợp có visa (tư cách lưu trú) không giới hạn hoạt động

Những thị thực (tư cách lưu trú) như “người vĩnh trú” hay “người phụ thuộc vào người Nhật”, tư cách lưu trú dựa vào địa vị hoặc vị trí xã hội thì không bị giới hạn phạm vi hoạt động lưu trú.

Do không bị giới hạn lao động nên không cần xin giấy phép, cũng như có thể lao động đơn thuần hay làm việc bán thời gian để hỗ trợ kinh tế gia đình.

Tuy nhiên, về công việc trong ngành giải trí thì xin hãy chú ý vì sẽ không được phép đổi sang tư cách lưu trú mới. Công việc trong ngành giải trí tức là những việc làm ở trung tâm trò chơi, tiệm mạt chược, cửa hàng pachinko, pub, câu lạc bộ đêm, bar, snack, dù làm những công việc không liên quan trực tiếp đến tình dục như công nhân vệ sinh hay việc vặt thì cũng bị xem như là lao động trong ngành.

Trường hợp không được xem xét cấp giấy phép hoạt động ngoài tư cách

Trường hợp của người nước ngoài có thị thực (tư cách lưu trú) “cư trú ngắn hạn” thì quy tắc là không được xem xét cấp phép.

Những điều cấm của giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú

  1. Không thực hiện những hoạt động ngoài tư cách gây cản trở những hoạt động trong tư cách lưu trú đang có.
  2. Bạn phải tiếp tục duy trì những hoạt động trong tư cách lưu trú đang có.
  3. Hoạt động ngoài tư cách lưu trú không phải là lao động đơn thuần
  4. Hoạt động ngoài tư cách không được là những hoạt động liên quan đến ngành giải trí (xem ở trên), những hoạt động trái với luân lý, những hoạt động bị pháp luật cấm.

Trong trường hợp không thực hiện những hoạt động trong thị thực (tư cách lưu trú)  đang có mà lại thực hiện những hoạt động ngoài tư cách nhiều hơn, thì trong lần gia hạn visa tiếp theo có nhiều khả năng là không thể gia hạn. Thêm nữa, nếu bị phát hiện trước khi đến hạn gia hạn thì cũng có trường hợp bị thu hủy tư cách lưu trú.

Ví dụ như trường hợp, người nước ngoài có thị thực (tư cách lưu trú) là “kỹ thuật” mà lại bỏ việc để đi học.

Lao động đơn thuần là những công việc không cần đến kiến thức hay kỹ thuật đặc biệt, hoặc là những công việc có kiến thức và kỹ thuật có thể đạt được bằng cách lặp đi lặp lại những thao tác giống nhau Ví dụ như những công việc thao tác đơn giản không cần suy nghĩ đặc biệt như công trường thi công hay nhà máy.

Nếu vi phạm những nội dung đã nói ở trên, thì sẽ bị tước tư cách lưu trú đang có, và sẽ trở thành đối tượng bị cưỡng chế xuất cảnh.

Các loại giấy phép hoạt động ngoài tư cách – Giấy phép phổ thông và giấy phép đặc biệt

Giấy phép hoạt động ngoài tư cách có hai loại. Loại thứ nhất là “giấy phép đặc biệt” được chỉ định cá biệt cụ thể đến nơi hoạt động cho những hoạt động cần giấy phép hoạt động ngoài tư cách, một loại nữa là “giấy phép phổ thông” cho phép hoạt động ngoài tư cách một cách chung chung.

Trường hợp giấy phép đặc biệt biệt thì giấy phép hoạt động ngoài tư cách và nơi làm việc bán thời gian hay nội dung làm sẽ đi chung với nhau, nếu thay đổi nơi làm việc thì sẽ phải xin đơn một lần nữa.

Trường hợp giấy phép chung thì vì có thể xin chung chung nội dung hoạt động nên chưa quyết định nơi làm việc thì cũng không sao. Các loại visa (tư cách lưu trú) được cấp giấy phép phổ thông chỉ có “du học sinh”, “đoàn tụ gia đình”,  “hoạt động đặc biệt (hoạt động tiếp tục tìm việc)” để  sinh viên tốt nghiệp đại học thực hiện hoạt động tìm việc làm.

Những trường hợp còn lại là giấy phép đặc biệt.

Về thời gian hoạt động (thời gian lao động) của hoạt động ngoài tư cách

Dù có thể làm thêm bên ngoài hay làm bán thời gian do có được giấy phép hoạt động ngoài tư cách nhưng không phải không bị giới hạn về thời gian hoạt động (thời gian lao động).

Tùy theo tư cách lưu trú mà thời gian hoạt động ngoài tư cách được quy định như sau

Visa (tư cách lưu trú) “du học”

 

  • Những kì nghỉ dài như nghỉ hè và nghỉ đông thì một ngày không quá 8 tiếng.
  • Ngoài thời gian đó, 1 tuần không quá 28 tiếng.

 

Visa (tư cách lưu trú) “đoàn tụ gia đình”  và hoạt động đặc biệt – (hoạt động tiếp tục tìm việc làm)

 

  • 1 tuần không quá 28 tiếng

 

Những visa (tư cách lưu trú) khác

 

  • Quy định riêng biệt

 

 

Gia hạn giấy phép hoạt động ngoài tư cách

Kỳ hạn giấy phép hoạt động ngoài tư cách đồng thời với kỳ hạn của visa (tư cách lưu trú) hiện có. Tuy nhiên, trường hợp muốn tiếp tục hoạt động ngoài tư cách tại thời điểm đổi mới tư cách lưu trú thì cần phải đổi mới hoạt động ngoài tư cách cùng lúc với xin đổi mới kỳ hạn lưu trú.

Đổi mới giấy phép hoạt động ngoài tư cách và tư cách lưu trú có thể thực hiện được 3 tháng trước khi hết hạn, nên bạn có thể cùng lúc xin hai loại giấy tờ này.

Cách xin giấy phép hoạt động ngoài tư cách

 

Người xin giấy phép hoạt động ngoài tư cách

  1. Người nước ngoài
  2. Người đại diện
  • Người đại diện do pháp luật quy định cho người cần xin
  • Nếu người nước ngoài chưa thành niên thì người đại diện là bố mẹ người đó. Nếu là người được bảo hộ thì là người đại diện là người bảo hộ.
  1. Người ủy quyền làm đơn (trường hợp người đó hay người đại điện đang ở Nhật)
  • Nhận ủy thác từ người cần đổi mới thì người được ủy quyền có thể nộp đơn thay cho người cần đổi mới hoặc người đại diện
  • Người được ủy quyền phải là luật sư, cán bộ hành pháp, nhân viên hoặc đoàn thể cơ quan đặc biệt.
  • Nhân viên hay người thuộc cơ quan hành pháp là người có tư cách,  đã được uỷ thác làm đơn
  • Nhân viên hay tập thể cơ quan đặc biệt là nhận viên của cơ quan mà người nước ngoài đó đang làm việc, nhân viên hoặc đoàn thể của cơ quan thực tập mà người đó đang làm việc, nhân viên của pháp nhân công ích có mục đích hướng dẫn cách lấy được thị thực dễ dàng hoặc là người nhận được sự chấp thuận ủy thác từ trưởng cục quản lý nhập cảnh địa phương.

Thời hạn đến khi có được giấy phép hoạt động ngoài tư cách

Thời hạn xử lý tiêu chuẩn là 2 tuần đến 2 tháng.

Nơi nhận đơn xin cấp giấy phép 

Cục quản lý nhập cảnh địa phương quản lý nơi người nước ngoài sinh sống xem trên trang chủ của cục quản lý nhập cảnh – tổ chức và cơ cấu

Những người thỏa mãn những điều kiện dưới đây, khi xuất nhập cảnh có thể làm đơn xin giấy phép hoạt động ngoài tư cách tại cảng xuất nhập cảnh sau khi qua cửa hải quan mặt đất.

  • Những người lần đầu nhập cảnh trừ những người tái nhập cảnh đã có giấy phép tái nhập cảnh.
  • Những ngườ i có tư cách lưu trú “du học” có thời hạn lưu trú quá 3 tháng.
  • Những người có giấy phép đính kèm trên thẻ lưu trú, hoặc là sau này sẽ đính kèm

Phí liên quan đến giấy phép hoạt động ngoài tư cách

Không cần phí

Giấy tờ cần nộp cho giấy phép hoạt động ngoài tư cách

  • Đơn xin cấp giấy phép hoạt động ngoài tư cách
  • Giấy đăng ký người nước ngoài hoặc thẻ lưu trú (chỉ người đã được cấp)
  • Bảo sao thẻ cư trú hoặc bản sao giấy đăng ký người nước ngoài hoặc bản sao thẻ cư trú. (trừ trường hợp bản thân người nước ngoài đi xin)
  • Hộ chiếu hoặc giấy đăng ký người nước ngoài (đơn nêu lí do khi không thể trình lên)
  • Giấu tờ chứng minh nhân thân (trường hợp người được ủy thác đi làm đơn)

Bạn có thể tải xuống mẫu đơn từ trang chủ bộ tư pháp – đơn xin giấy phép hoạt động ngoài tư cách

 

Trả lời