7 điều rước may mắn vào nhà đối với người Nhật

Đăng ngày 11/05/2015 bởi iSenpai
Người Nhật thường có xu hướng coi một số đồ vật hoặc hành động là điềm lành hay điềm xấu. Tiếng Nhật gọi xu hướng này là engi wo katsugu hoặc gen wo katsugu, có nghĩa là “mê tín,” từ engi trong cụm đầu tiên có nghĩa là “điềm báo.”
 
Dưới đây là 7 thói quen mà theo người Nhật là sẽ đem lại may mắn, tiền tài và hạnh phúc và con số 7 cũng là con số may mắn theo truyền thống Nhật Bản.
1. Mua bùa may mắn o-mamori
O-mamori là bùa hộ mệnh ở Nhật, thứ mà người ta hay đem theo bên mình để gặp những điều tốt lành (may mắn, thần tài và giàu có), và xua tan đi những vận rủi (bùa chú của ác quỷ, không may,…). Bạn có thể đi lễ tại các ngôi đền thờ thần Shintō ở Nhật để mua bùa may mắn o-mamori.
 
 
Có rất nhiều loại bùa o-mamori, như bùa bình an, tài vận, tài lộc trong kinh doanh, bùa tình yêu, sinh con dễ, gia quyến bình an, đi đến nơi về đến chốn, học hành,…
 
2. Không sử dụng những từ cấm kỵ
Từ nhiều thế kỷ này, người Nhật tin rằng khi nói ra những từ không tốt đẹp (imikotoba) dẫn tới những vận rủi. Điều này là do những người sở hữu năng lực ngôn linh (kotodama) thốt ra những từ đó và chúng sẽ trở thành sự thật bởi sức mạnh ngôn linh này. 
 
Ví dụ, những từ như “trượt ngã” hoặc “ngã” thường không được phát ngôn  đối với các sinh viên đang phải thi trung học hay đại học, bởi trong tiếng Nhật, chúng cũng có nghĩa là “thất bại”. Tương tự, tại những bài phát ngôn ở lễ cưới, có một nguyên tắc và tập tục ăn sâu đó là không sử dụng những từ truyền tải ý nghĩa “cắt đứt,” “chia tay,” “chia tách,” “kết thúc,” vì điều đó tượng trưng cho ly hôn.
 
3. Ăn những món ăn đem lại may mắn
Những năm 1500 là thời kỳ “chiến tranh”, thời kỳ tranh giành uy quyền tối cao giữa các samurai từ các địa chủ phong kiến khắp đất nước. Tại các cuộc họp mít tinh tập hợp chuẩn bị diễn ra trước mỗi trận chiến, samurai ăn bào ngư, hạt dẻ và tảo biển. Lý do chọn lựa những loại thức ăn đặc biệt này là những tên gọi các món ăn này hàm chứa nghĩa “đánh,” “chiến thắng,” và “thích thú.”
 
 
Một điển hình khác là ăn cá tráp biển vào Ngày Tết đầu năm mới hoặc những dịp kỷ niệm khác. Vì tiếng Nhật phát âm từ “cá tráp biển” gợi ra từ “chúc mừng.” Ở thời đại của chúng ta, thức ăn phổ biến được ưa thích trước khi đương đầu với thử thách lớn là tonkatsu (thịt lợn chiên xù), katsudon (cơm thịt heo chiên xù), katsukarē (cơm cari thịt heo chiên xù). Tên của những món ăn này đều chứa từ katsu, từ đồng âm với động từ “chiến thắng”, bởi vậy những thí sinh, vận động viên, chính trị gia muốn được bầu cử thưởng sử dụng những thanh sôcôla KitKat như là bùa may mắn của mình. Từ Kat gợi lên động từ katsu.
 
4. Mặc những bộ quần áo may mắn
 
Trước khi phải đương đầu với những thử thách lớn, người Nhật thường mặc những bộ quần áo mà họ cho là may mắn. Đối với những trò chơi và trận đấu chỉ có một lần trong đời, các vận động viên thường vận những màu sắc ưa thích hay những bộ quần áo mà họ đã mặc trong dịp chiến thắng trước đó. Những doanh nhân cũng không ngoại lệ, mặc những bộ cánh may mắn khi họ cố gắng muốn ký kết được hợp đồng lớn hoặc khi họ phải thuyết trình trước đám đông.
 

Những bộ quần áo may mắn có thể bao gồm cả những đồ trong có màu sắc may mắn. Khi đi hẹn hò với một ai đó mà họ thực sự thích và muốn tiếp tục phát triển mối quan hệ, các cô gái thường mặc những bộ đồ trong may mắn của mình.
 
5. Muối may mắnThói quen đặt một rổ muối trước cửa ra vào của các cửa hàng khá phổ biến ở Nhật. Muối không chỉ có nghĩa là xua đuổi vận rủi và tà ma, mà con đem lại thịnh vượng liên tiếp cho cửa hàng. Tục lệ này có nguồn gốc từ thời cổ đại, khoảng thế kỷ 7 và thế kỷ 9, khi muối được đặt trước cửa tức là để thu hút những chú bò đẩy xe chở những bậc quý tộc và người giàu có. Một khi chú bò dừng lại để liếm muối, người ngồi trên xe cũng sẽ dừng lại trước cửa hàng, do đó, khiến công việc kinh doanh phát đạt hơn.
 
 
6. Đặt chú mèo thần tài và 7 vị thần may mắn trong nhà mìnhMèo Thần tài là một chú mèo đuôi ngắn đang giơ tay lên nhìn giống như đang vẫy chào hay vẫy gọi mọi người (trong tiếng Nhật, Mèo Thần tìa được gọi là maneki neko) và thường được đặt ở trước các cửa hàng như thể chú mèo mời chào khách vào trong. Bên cạnh đó, chú mèo cũng được cho là đem lại thần tài phú quý cho gia chủ.
 
 
Quay trở lại vào những năm 1400, bảy vị thần may mắn, Daikokuten, Ebisu, Bishamonten, Benzaiten, Fukurokuju, Jurōjin, và Hotei được xem là biểu tượng của hạnh phúc và phú quý, Bảy vị thần có xuất xứ từ nhiều Đạo khác nhau như Đạo Hindu và Đạo Phật của Ấn Độ, và Đạo Lão của Trung Quốc. Ebisu, tuy nhiên, có nguồn gốc từ truyền thống của người Nhật, ngài là vị thần ban cho phước lành trong thương mại và nông nghiệp.
 
7. Những con vật đem lại may mắn: Hạc và rùaCó người kể rằng ở Nhật những chú hạc sống 1.000 năm và những chú rùa sống tới 10.000 năm và tin rằng đó là những con vật đem lại may mắn. Từ xa xưa, chú hạc không chỉ được cho là loài chim sống lâu, mà bởi vì tình vợ chồng giữa đôi hạc cũng lâu bền và rất hạnh phúc.
 
 
 
Được mượn từ những động vật sống ở núi Trung Quốc huyền thoại, tượng trưng cho tuổi trẻ vĩnh cửu và trường thọ, Penglai (Hōrai, trong Tiếng Nhật), loài rùa từ lâu được xem là một loài động vật tình bạn sâu đậm, như được minh họa trong truyện cổ của Nhật Urashima Tarō, và do đó, cũng đem lại may mắn.
 
Người Nhật xưa cho rằng việc phát ngôn những từ không tốt lành sẽ đem đến điều xấu. Nhưng nếu nhắc đi nhắc lại tên của hai loài vật đem lại may mắn này: tsurukame, tsurukame, tsurukame (hạc-rùa, hạc-rùa, hạc-rùa) có thể xua đuổi tà ma. Tập tục này được gọi là enginaoshi, trong tiếng Nhật (có nghĩa là câu thần chú xua đuổi điềm xấu)
Theo ionovietnam.com

One thought on “7 điều rước may mắn vào nhà đối với người Nhật

Trả lời