17 bài học từ Nhật Bản

Đăng ngày 19/10/2016 bởi iSenpai

Lược dịch từ bài viết của ký giả Amy Chavez (RocketNews24)

Khi bạn lần đầu tiên đặt chân đến Nhật Bản, thật khó để không bị ấn tượng bởi tính hiệu quả và trật tự xã hội nơi đây.

Đường phố sạch sẽ, tàu chạy đúng giờ, người dân hoà nhã và lịch sự, và có đủ cả những điều kỳ quái khiến bạn tò mò (cosplay – hóa trang thành nhân vật truyện tranh, xếp hàng mua kem vị ramen gà hay bánh hamburger 5 tầng với pho mát và thịt của Lotteria) .

Sinh sống ở Nhật Bản, hay thậm chí chỉ là đến du lịch, có thể là một trải nghiệm thay đổi cuộc đời. Không ai trở về đất nước mình với cùng là một người như khi họ rời đi. Dưới đây là một số điều gây ấn tượng với người nước ngoài, chúng khiến ta phải suy nghĩ kỹ hơn, làm thay đổi cách nghĩ, hành động, hay nhìn nhận thế giới.Nói ngắn gọn, chúng thôi thúc ta thay đổi cuộc sống. Cả khi bạn nghĩ rằng mình đã trải qua tất cả …

Sau khi trao đổi với một số người sinh sống cũng như khách du lịch thường đến Nhật Bản về những điều thay đổi cuộc sống mà họ học được ở đây, chúng tôi đã đưa ra danh sách dưới đây với thứ tự ngẫu nhiên:
1. Luôn luôn trả ơn, vì bất kỳ điều gì!

Bạn sẽ nhanh chóng học được rằng ở Nhật Bản bạn không chỉ nhận sự giúp đỡ mà bạn còn phải biết đáp lại nhanh nhất có thể. Hãy thử nhớ lại những bức thư “cảm-ơn” bạn chưa từng viết hay tấm thiệp sinh nhật bạn đã mua nhưng không bao giờ gửi? Điều đó sẽ không xảy ra ở Nhật Bản! Trả ơn là điều tối quan trọng để làm dịu các mối quan hệ.

Mặt khác, việc trả ơn ở Nhật cũng có chút dễ dàng hơn bởi bạn có nhiều sự lựa chọn. Nếu ai đó giúp bạn, chẳng hạn như khiêng một chiếc ghế sofa mới vào nhà, chỉ cần mua cho họ nước giải khát từ máy bán hàng tự động là đủ để họ biết sự cảm kích của bạn rồi . Hầu như tất cả mọi việc bạn làm giúp ai đó sẽ được đáp lại bởi một hành động tử tế, mà không cần nhiều lời.

2. Cám ơn khi gặp lại

Không chỉ vậy, người Nhật luôn luôn nhớ cảm ơn ai đó trong lần gặp gỡ kế tiếp. Nghe có vẻ khách sáo, nhưng chắc chắn bạn sẽ cảm thấy vui v khi ai đó nói “Này, cảm ơn đã giúp tôi khiêng chiếc ghế sofa hôm trước nhé.” Đó là sự tử tế!
3. Lch sự không chỉ là nói “làm ơn” và “cảm ơn”

Phép lịch sự rất phổ biến trong văn hóa Nhật Bản và thậm chí nó ăn sâu vào trong cách giao tiếp (dùng kính ngữ), trong cách chủ tiệm xách đồ và tiễn bạn ra cửa hay cách mà bạn sẽ được chào đón khi bước vào một nhà hàng.

Nếu bạn dừng lại một nơi nào đó để hỏi đường, hoặc là bạn sẽ nhận được bản đồ vẽ tay chi tiết hoặc chủ tiệm sẵn sàng rời khỏi cửa hàng để đi cùng bạn cho tới khi chắc chắn bạn đi đúng đường. Lịch sự có nghĩa là vị tha hơn một chút, cất công làm việc gì vì ai đó và dập tắt ý nghĩ “Tôi sẽ được gì?”

bc372ecab8aa113012c4aedc3d6eaad5

 4. Đt người khác lên trước bản thân mình

Cách hay nhất để cho ai đó thấy tầm quan trọng của họ với bạn là đặt người đó lên trước bản thân bạn. Nhường cho bạn bè phần bánh lớn hơn, nhường cho mẹ chỗ ngồi đẹp hơn trong nhà hàng, hay chủ nhường khách vị trí trung tâm của bức hình…, đều là một phần trong đời sống hàng ngày ở Nhật Bản.

Thậm chí trong các gia đình truyền thống Nhật Bản còn có một chỗ ngồi dành riêng cho khách – ngay phía trước tokonoma (là một góc phòng được trang trí và hơi thụt vào trong so với vách tường), với ý nghĩa đặt khách trong không gian nghệ thuật tươi đẹp của Nhật Bản (bức thư họa, bình hoa, đồ gốm,…). Và sao không làm điều gì đó khiến cho người khác cảm thấy mình đặc biệt? Bạn vừa mua bánh ngọt hay kẹo tại cửa hàng bánh ngọt? Hãy mua thêm 1 phần nữa cho hàng xóm hoặc bạn bè của bạn, để họ thấy được sự quan tâm của bạn. Có rất nhiều cách thắt chặt mối quan hệ chỉ bằng những hành động nhỏ.
5. Luôn mời tt cả mọi người trong nhóm

Ở Nhật Bản, bạn luôn mời tất cả mọi người, gồm cả những người bạn không thích. Không có chuyện chỉ đi uống bia với bạn của mình hoặc chỉ mời một số đồng nghiệp đi chơi. Sẽ chẳng ai cảm thấy ngượng ngùng khi vẫn ở lại dù họ nhận ra rằng mình không được mời đi “tăng 2”

Tất cả những người có mặt đều có mặt trong bức hình chụp chung, mà không quan tâm xem có phải là họ hàng, bạn bè hay thậm chí là người quen hay không. “Bao gồm tất cả mọi người trong nhóm” dạy chúng ta biết đón nhận tất cả mọi người và chấp nhận những người khác biệt với mình.

6. Tôn trng tài sn ca người khác

Trong tiếng Anh có câu “finder’s keepers, losers weepers.” (Người nhặt được có quyền giữ, người đánh mất chỉ đành khóc thôi). Điều này không xảy ra ở Nhật Bản! Ở đây, bạn không lấy những gì không phải là của mình. Nếu ai đó làm rơi chiếc khăn tay trên vỉa hè, người tìm thấy sẽ mang tới trạm để đồ thất lạc gần nhất, khi đó người mất đồ dễ dàng nhận lại đồ. Chỉ vì món đồ không có khoá không có nghĩa là bạn có thể lấy nó.
7.Ung rượu bia nhưng không gây lộn

Ngay cả du khách đến Nhật Bản cũng sẽ nhận thấy rằng, mặc dù có rất nhiều salarymen (những người làm công ăn lương ở Nhật) say rượu trên đường phố vào ban đêm (một số người con say sưa cả vào ban ngày!) nhưng họ sẽ không bao giờ xô xát. Các vụ ẩu đả ở quán Bar là rất hiếm và hầu hết người Nhật khi uống say đều vui vẻ (hoặc say sưa không biết trời đất gì, rồi lại uống tiếp khi tỉnh lại!). Cứ uống, rồi say, nhưng trong hòa bình!
8. Hòa bình là mt la chn

Ngày nay, trẻ em Nhật Bản hiện đại được giáo dục từ nhỏ rằng bạo lực là sai trái và chiến tranh là không cần thiết. Hòa bình được truyền tải thông qua giáo dục, các lễ tưởng niệm hàng năm và Điều 9 (Tuyên bố từ bỏ quyền khai chiến) trong hiến pháp của Nhật Bản.
9. Đôi khi sự kiểm soát của chính ph là một điều thực sự tốt.

Một hệ thống đường sắt đẳng cấp thế giới (và cả hệ thống giao thông công cộng nói chung), một trong những hệ thống bưu chính tốt nhất thế giới (hiện nay chiếm ¼ sở hữu tư nhân khi Japan Post – hệ thống bưu điện Nhật bản – đã được tư nhân hoá) cùng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao nhưng không đắt đỏ là những ví dụ tuyệt vời về những điều chính phủ  Nhật Bản đã làm được. Thật khó để nghĩ rằng các đơn vị tư nhân có thể làm tốt hơn thế.

10. Lch thip và hoà nhã được đánh giá cao

Xã hội Nhật là một xã hội lịch thiệp và hoà nhã. Không ai phàn nàn khi phải xếp hàng lâu. Không có “hung thần” xa lộ. Không ai lớn tiếng, không ai thở dài, không có cái nhìn khinh miệt hoặc trợn trừng. Người Nhật kiên cường và dường như sống lối sống bình thản, nhẹ nhàng như vậy.

Các doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng tuân thủ các quy tắc, do vậy đừng mong đợi họ phá vỡ quy tắc với bạn. Chắc chắn là bạn sẽ không có lý do gì để trách móc nhân viên bán hàng hoặc giận giữ bước ra chỉ vì chính sách của họ không vừa ý bạn.

11. Lng nghe nhiu hơn

Người Nhật ăn nói nhỏ nhẹ. Họ thường nhút nhát, khiêm nhường và nhẫn nhịn. Họ thường để người khác nói trước rồi mới lên tiếng. Họ là những người biết lắng nghe!

Cho người khác cơ hội chia sẻ quan điểm của họ mà không bị cắt ngang rất quan trọng vì điều đó giúp  họ cởi mở chia sẻ và chúng ta lắng nghe. Chúng ta sẽ bớt phát xét hơn khi hiểu quan điểm của người khác. Khi chúng ta không còn tranh cãi nữa, mà thay vào đó là thảo luận, tự khắc chúng ta sẽ hạ thấp giọng và không còn lấn át nhau trong cuộc trò chuyện.

Người Nhật cũng coi trọng sự im lặng; họ cảm kích những khoảng lặng trong cuộc trò chuyện.

12. Bt chủ nghĩa dân tộc đi

Hãy ngừng “thổi kèn khen lấy” khoe khoang quê hương bạn bởi trong sâu thẳm ai cũng thấy rằng đất nước mình mình là nơi tuyệt vời nhất. Nhưng khi sống cùng rất nhiều người nước ngoài từ khắp nơi trên thế giới tại một quốc gia có rất nhiều điều tuyệt vời như Nhật Bản, sẽ không mất nhiều thời gian để bạn nhận ra rằng bạn không đến từ “đất nước tuyệt vời nhất trên thế giới”  

13.Ganbaru – Làm hết sc!

Có 1 lý do khiến bạn không tìm được từ có nghĩa tương đương tương với Ganbaru trong tiếng Anh, là bởi hầu hết chúng ta đều nhanh chóng bỏ cuộc nếu việc đó tốn nhiều thời gian, tiền bạc và công sức hơn dự tính. Ở Nhật thì ngược lại, bạn được trông đợi cố gắng đến cùng, chỉ với mong muốn duy nhất là bạn sẽ làm hết sức mình. Nước Nhật thâm nhuần ý nghĩa của Ganbaru bởi tất cả mọi người đều làm như vậy.
14. Cam kết là điu quan trng

Chúng ta học đươc rằng ở Nhật khi ai đó nói họ sẽ làm điều gì đó, tức là họ thực sự nghĩ như thế. Và họ sẽ không quên! Nếu họ được mời đến một sự kiện, họ cảm thấy bắt buộc phải đi. Nếu họ nhận lời thì chắc chắn họ sẽ đến ngay cả khi trời mưa như trút. “Không xuất hiện” là không chấp nhận được, vì vậy hãy gọi đến trước và thông báo rằng bạn không đến được hoặc nhờ người khác đi thay.

15. Trở thành công dân tốt

Trong một trận bóng ở World Cup Brazil năm 2014, người Nhật khiến cả thế giới nể phục vì tự dọn sạch rác chỗ họ ngồi tại sân vận động. Nếu bạn đã từng đến Nhật Bản, bạn sẽ chẳng ngạc nhiên, vì người Nhật luôn luôn dọn dẹp sạch sẽ những gì họ bày ra. Kể cả sau các bữa tiệc ngắm hoa anh đào trong công viên, sẽ không có một cái ly hay nắp bia nào bị bỏ lại cả.

Nếu bạn tổ chức tiệc tại nhà, bạn có thể nhờ mọi người để giúp bạn dọn dẹp và thậm chí rữa bát đĩa trước khi họ ra về. Người Nhật còn quét dọn vỉa hè trước cửa hàng của họ mỗi ngày và tham gia dọn dẹp khu phố nơi họ sinh sống. Họ còn dọn hộ người khác dù đó không phải là trách nhiệm của họ.
16. Lch thip trong mi vic

Nếu chỉ dùng một từ để mô tả người Nhật, thì đó là “thanh lịch”. Mọi tầng lớp xã hội lịch đều hành xử hết sức thanh lịch và nhã nhặn như cúi chào thể hiện sự kính trọng, dùng cả bàn tay bạn chỉ người nào đó thay vì ngón trỏ. Cho dù là hành động đưa đồ bằng cả hai tay, ăn mặc chỉn chu, hay cười tươi khi chào hỏi, tất cả được thực hiện với sự lịch thiệp, sự tôn trọng và tinh tế!
17. Luôn đúng gi!

Một trong những câu trả lời chung nhất từ nhóm bạn đóng góp cho danh sách những bài học thay đổi cuộc đời tại Nhật là tầm quan trọng của việc đúng giờ. Nó không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với người khác, mà còn làm cho mọi thứ hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



Trả lời