Phần lớn thời gian các chuyến tàu của Nhật bản hoạt động vô cùng hiệu quả với lịch trình chính xác tới từng phút. Nhưng chính sự chính xác tới hoàn hảo đó lại gây nên sự chậm trễ trầm trọng hơn khiến một số ngừoi tỏ ra bực bội hơn với cái được gọi là “jinshin jiko” ở Nhật.
“Jinshin jiko” có âm Hán là ” Nhân thân sự cố”, là thuật ngữ dùng để mô tả sự cố tai nạn nguwoif bị tàu đâm chết do vô tình hay nhảy tàu tự tử. Khi “jinshin jiko” xảy ra, không chỉ nhiều đường tàu phải đóng cửa tạm thời mà còn ngừng phục trong nhiều giờ, có rất ít cách để hành khách tiếp tục hành trình của mình.
Tại sao lại mất quá nhiều thời gian để tàu hoạt động trở lại sau “jinshin jiko” như vậy? Một nhân viên của đường sắt ở Shinano, tỉnh Nagano gần đây đã giải thích về quá trình phục hồi phức tạp và mất nhiều thời gian này trên tài khoản Twitter của mình.
Sau khi phanh khẩn cấp, người lái chiếc tàu gặp phải sự cố “jinshin jiko” sẽ dùng bộ đàm cảnh báo tất cả các tàu khác trong vùng lân cận. Dù những tàu này không cùng thuộc một đường tàu, chúng cũng cần phải tránh xa khu vực có tai nạn, đặc biệt nếu chúng đang cùng sử dụng một đường ray chuyển hướng, vì vậy những đường tàu này cũng cần dừng lại. Một thông báo cũng được gửi đến trụ sở chính, khi đó các nhân viên đây bắt đầu phối hợp hành động.
Là người đầu tiên thấy tai nạn, người lái tàu phải thực hiện một cuộc kiểm tra ban đầu cho cả đoàn tàu, và xác nhận xem có hành khách bị thương trong vụ va chạm hay dừng khẩn cấp hay không. Trong khi đó, trụ sở chính sẽ liên hệ với sở cứu hỏa, nhân viên y tế, sở cảnh sát, cũng như đưa ra hướng dẫn bổ sung cho đoàn tàu và trạm bị ảnh hưởng bởi vụ tai nạn. Công ty đường sắt cũng triệu tập các chuyên viên kỹ thuật (dù là đang nghỉ cuối tuần hay là nửa đêm) đến để thực hiện một cuộc kiểm tra kỹ lưỡng hơn.
Khi các nhân viên cứu hỏa và cứu hộ đến nơi, họ mang người bị nạn ra khỏi khu vực đường ray, đưa đến một trung tâm y tế nếu vẫn còn cơ hội sống sót. Nếu không, thi thể sẽ được giao cho cảnh sát để điều tra, trong đó bao gồm việc tìm kiếm người thân của người bị nạn hay có thứ gì rơi ra sót lại trên đường ray hay không. Nếu việc tìm kiếm diễn ra vào ban đêm, thiếu ánh sáng có thể mất rất nhiều thời gian.
Sau khi cảnh sát kết thúc công việc là lúc ban quản lý đường sắt vào cuộc, không chỉ kiểm tra tàu, mà còn kiểm tra cơ sở hạ tầng xung quanh và các thiệt hại cá nhân. Ngoài ra còn phải làm sạch và khử mùi vị trí tai nạn do cảnh tượng kinh khủng khi tàu đâm trúng người với tốc độ rất nhanh. Cả khu vực rộng lớn quanh tàu cũng cần phải làm sạch, vì thế sẽ mất thêm nhiều thời gian hơn.
Chỉ khi tất cả mọi việc được xử lý xong đoàn tàu mới được phép hoạt động trở lại. Có một quy ước để đối phó với “jiko jinshin”, gồm các bước được thực hiện bởi các đơn vị riêng biệt, do vậy ngay cả khi nhân viên đường sắt biết đang ở giai đoạn nào của quá trình thì họ hiếm khi ước tính xem còn mất bao nhiêu thời gian nữa. Vì vậy, lần sau nếu bạn bực mình bởi một thông báo mơ hồ rằng “Dịch vụ sẽ được phục hồi sớm nhất có thể” thì hãy nhớ rằng ban quản lý đường sắt đang làm tất cả những gì có thể để xử lý một vấn đề rất phức tạp.
Nguồn: Buzzmag