Vntinnhanh.vn – Những thiếu nữ Nhật Bản mặc đồng phục học sinh trong các bộ phim đã hút hồn bao khán giả. Tuy nhiên, trên thực tế thì các nữ sinh không được diện những bộ đồ gợi cảm đến vậy.
Những bộ đồ thủy thủ một thời đã từng làm các cô gái Việt Nam ghen tị. (Ảnh: Toei)
Phim truyền hình, phim điện ảnh, phim hoạt hình… hay ngay cả những bộ ảnh lộng lẫy của các ngôi sao trẻ đã làm các khán giả lầm tưởng về một đất nước với những bộ đồng phục thủy thủ, đồng phục vest vừa ngắn, vừa đẹp mắt.
Đồng phục nữ sinh xinh xắn trong phim “Shiritsu Bakaleya Koukou” (Ảnh: NTV)
Tuy vậy, ngay cả khi các trường học đều muốn thu hút học sinh và làm nổi bật thương hiệu bằng những bộ đồ xinh xắn, họ vẫn phải đảm bảo những quy chuẩn nhất định về đạo đức và văn hóa thẩm mĩ.
Những nữ sinh Nhật trong bộ đồng phục luôn là đề tài gây sốt trong các bộ ảnh (Ảnh: Yuka Kawamura)
Thế là các nữ sinh với mong muốn làm mình trông “ngon” nhất có thể luôn tìm cách để phá luật. Nhưng hiển nhiên là họ cũng vẫn phải có lúc chấp hành quy tắc cẩn thận nếu không muốn bị đình chỉ.
Những người xem phim đều nghĩ đồng phục ngoài đời phải bắt mắt và dễ thương như thế này (Ảnh: Pinterest)
Nhưng đồng phục học sinh Nhật trên thực tế có thể tẻ nhạt hơn bạn tưởng (Ảnh: Giantbomb)
Chiều dài váy
Phần lớn các nữ sinh Nhật thích mặc đồng phục siêu ngắn. Độ dài váy đồng phục là một kiểu tuyên ngôn thời trang, một cách để thể hiện cá tính trong khi phải mặc những trang phục với thiết kế giống nhau. Trong vài trường hợp, cách mặc đồng phục cũng cho thấy mức độ nổi loạn của người mặc.
Phim ảnh thể hiện ước vọng của các cô gái trẻ: Thích mặc đồng phục siêu ngắn (Ảnh: Pinterest)
Đồng phục nữ sinh trong phim luôn được thiết kế sao cho dễ thương và tôn dáng nhất (Ảnh: NTV)
Đồng phục chuẩn của một trường học tại Kyoto (Ảnh: Regex)
Quy định về thắt nơ, ca vát và chiều dài váy (Ảnh: Regex)
Chiều dài của váy đồng phục phụ thuộc nhiều vào mốt thời trang đương đại và vùng miền. Những nữ sinh ở các đô thị như Tokyo thường mặc váy tương đối ngắn hơn so với các khu vực nông thôn và thành phố thưa thớt hơn.
Hầu hết các trường không thiết kế đồng phục sành điệu như thế này (Ảnh: Tokyo Fashion)
Những kiểu đơn giản này phổ biến hơn (Ảnh: Flickr)
Các trường trung học Nhật Bản thường quy định chiều dài tiêu chuẩn của váy đồng phục là ngang gối hoặc dài hơn chút. Hẳn nhiên điều này chưa thỏa mãn sở thích của các cô nàng.
Có vô vàn các kiểu đồng phục đã được các họa sĩ nghĩ ra chỉ để phù hợp với nội dung anime và để nhân vật nhìn đẹp hơn (Ảnh: P.A.Works)
Vậy nên, những cô gái trẻ cá tính hơn đã nghĩ ra cách để “thích nghi” là sắm hai chiếc váy. Một để khi đi học và đi chơi còn một để cho những ngày kiểm tra đồng phục ở trường.
Thoải mái trong đồng phục là chuyện khi ra khỏi cổng trường (Ảnh: Twitter)
Những ngày kiểm tra này luôn là điều phiền phức. Tuy nhiên các nữ sinh này sẽ thay ngay bộ váy dài khi rời trường nên cũng không phải là điều gì quá đáng bận tâm.
Trang phục có thể ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của các nữ sinh (Ảnh: Nextneo)
Một số nữ sinh thể hiện sự khác thường hay tính nổi loạn bằng cách mặc váy thật dài, khác hẳn những cô gái khác. Những nữ sinh “xấu” ấy thường được gọi là “Yankee”.
Nữ Yankee thích mặc váy dài chứ không hay mặc váy ngắn như các nàng trong phim (Ảnh: Rocketnews)
Cũng có nhiều nữ sinh Nhật thích mặc quần thể dục trong váy bất chấp xấu đẹp để ngăn những kẻ nhìn trộm, dù nỗ lực đó không được nhìn nhận từ một số nam sinh.
Phụ kiện
Những tuyên ngôn thời trang khác của các nữ sinh cũng dính đến bộ đồng phục là màu sắc, độ vừa vặn và chiều dài của tất, cách bạn thắt cà vạt (hoặc đeo nơ) cũng như màu sắc của áo sơ mi.
Cùng học một trường vẫn có thể biến tấu ra nhiều trang phục khác nhau (Ảnh: Kyoto Animation)
Theo quy chuẩn, các trường đều không cho nữ sinh mang quá nhiều phụ kiện, càng sành điệu và bắt mắt thì càng bị cấm. Những trường quốc lập đặc biệt khắt khe trong vấn đề này.
Muôn hình vạn trạng các kiểu tất với “girl đú” (Ảnh: Exploring Tokyo)
Gái ngoan” thường là những cô nàng không đeo khuyên, không nhẫn, không vòng đi tất vừa vặn. Cùng lắm họ chỉ đeo thêm chiếc đồng hồ mà thôi.
Đồng phục “học sinh gương mẫu” (Ảnh: Japan Powered)
Nữ sinh ngoan trong phim vẫn ăn vận quyến rũ (Ảnh: Fuji TV)
Kiểu tóc
Dĩ nhiên, kiểu tóc cũng là một yếu tố tạo nên thời trang và ảnh hưởng đến tạo hình học sinh mặc đồng phục. Việt Nam cũng có nhiều quy định về đầu tóc như không nhuộm, không quá dài chon nam…
Những học sinh có kiểu đầu “phá cách” sẽ không được vào trường (Ảnh: Tokyo Fashion)
Tuy nhiên, các trường trung học ở Nhật thậm chí ra nhiều quy định đến tóc tai cho cả nam lẫn nữ đến nỗi người ta tự hỏi làm thế nào để không gặp rắc rối khi muốn thay đổi kiểu đầu tóc.
Hầu hết các nữ sinh Nhật để tóc đen (Ảnh: Tofugu)
Có những kiểu tóc chỉ có trong anime (Ảnh: Studio Pierrot)
Sở thích
Mỗi cô gái có một gu và sở thích thời trang khác nhau (Ảnh: Tumblr)
Cũng liên quan đến đồng phục nữ sinh, một điểm quan trọng mà không mấy ai nghĩ đến là không phải nữ sinh Nhật nào cũng thích mặc đồng phục. Các cô gái trẻ với tư tưởng phá cách muốn thể hiện một xu hướng, một phong cách độc tôn. Việc mặc đồng phục trong suốt 6 năm trung học, hay thậm chí cả ở tiểu học và mẫu giáo là một điều hết sức khó chịu với họ.
Cũng có những nữ sinh thích khoác lên mình một bộ đồng phục, như một chứng tích cho nỗ lực học tập hay đơn giản là họ nhìn rất đáng yêu ngay cả trong một bộ đồ giống hệt người khác. Tuy nhiên, đừng nghĩ ai cũng giống ai, có những cô gái đơn giản sinh ra là để làm nhà thiết kế.
Thiên Thanh (Vntinnhanh)