Julian Ryall(SMCP) – Những thanh niên Nhật ở thiên niên kỷ mới chắc chắn đã làm các thế hệ cha anh thất vọng.
Họ không mua đồng hồ thứ được coi là biểu tượng phải có cho đàn ông trưởng thành ở Nhật, những người đã tái tạo đất nước sau chiến tranh. Thay vào đó họ dùng điện thoại di động. Và có chẳng chịu mua xe.
Chủ tịch Akio Toyoda của tập đoàn Toyota từng bày tỏ sự thất vọng trước những thay đổi đó trong một bài phát biểu năm 2013 về việc đàn ông Nhật hiện đại có lối hành xử khiến ông không thể hiểu được. Ông băn khoăn rằng họ sẽ thấy bối rối khi hẹn hò vì ở hế hệ của ông, không có ô tô thì khó mà dám mời các cô gái hẹn hò.
Giới sản xuất cà vạt ở Nhật cũng bị khủng hoảng khi nhiều thanh niên trẻ chỉ xem cà vạt này như một vật ràng buộc với công sở. Thời gian gần đây, nhiều nhân viên trẻ thuộc các công ty lớn thậm chí còn từ chối việc bị thuyên chuyển đến các văn phòng địa phương.
Trước đây, những hành động không từ chối quyết định của công ty rất hiếm. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây của Đại học Chuo, có tới 42,7% nam nhân viên có thể làm mọi điều để chống lại việc thuyên chuyển mặc dù có thể họ sẽ phải từ chức.
Website về rượu WineBazaar đã phỏng vấn 6638 người Nhật cả nam và nữ từ 20 đến 70 tuổi vời thói quen uống rượu của họ.
Thật sốc là có đến 39.8% nam thanh niên ở lứa tuổi 20 là những người không uống rượu, có nghĩa là họ không bao giờ uống hoặc hỳ như không bao giờ ngồi ở quán rượu. Con số đáng chú ý này còn vượt qua tỷ lệ 25% ở những người trên 60 tuổi mà hầu như trong số này đang phải kiêng rượu theo lời khuyên của bác sĩ.
“Tôi có uống,” Sho Hosomura, 29 tuổi, quả quyết. “Nhưng tôi không muốn đi uống với sếp hay đồng nghiệp mà chỉ uống khi đi với bạn.”
Thế có thường xuyên không?
“Khoảng 1,2 lần mỗi tháng,” anh ta nói và thừa nhận rằng mình thích chu-hai, một loại rượu pha với trái cây. “Tôi thường làm hai ba lon chu-hai. Nhưng thỉnh thoảng thôi.”
Nó đã khác nhiều những ngày tháng tưng bừng ở thập niên 80 và kéo dài đến tận thập niên 90. Hồi đó giới làm công ăn lương ở Nhật tiệc tùng đến bình minh và coi đó là một phần không chính thức trong công việc. Ngày nay việc tiêu thụ rượu giảm xuống còn 89% so với năm đỉnh cao 1996.
“Tôi không nghĩ rằng có ai mà tôi biết uống nhiều như đàn ông hồi trước nữa,” Hosomura nói với This Week in Asia.
“Tôi nghĩ rằng những người trẻ tuổi cảm thấy bực tức trước áp lực từ cấp trên và đã tới lúc những ông sếp không còn làm phiền các thanh niên trẻ bằng cách rủ họ đi uống. Họ đã biết thừa câu trả lời.”
“Tôi không nghĩ các nhân viên tận tụy đặt công ty lên trên mọi thứ trong đời còn tồn tại ở Nhật,” Hosomura nói. “Sau chiến tranh, Nhật Bản buộc phải khôi phục thật nhanh mọi thứ và mọi người đã làm việc rất chăm chỉ. Đó là thế hệ của ông tôi. Họ tiếp tục làm việc như thế đến thời cha tôi. Nhưng bây giờ lối nghĩ như thế không còn nữa. Chúng tôi coi việc làm việc điên cuồng ở các công ty như thế là làm việc trong các công ty đen bóc lột nhân viên đến cùng tận.” Anh nói và đề cập đến hiện tượng kỳ quái làm việc đến chết ở Nhật.
Và tương lai cho các công ty đồ uống cũng không mấy sáng sủa theo lời của Stephen Nagy, phó giao sư về quan hệ quốc tế ở đại học Thiên chúa giáo quốc tể ở Tokyo.
“Tôi không còn thấy văn hóa uống rượu như hồi tôi còn là sinh viên đại học,” ông nói,”Và đã có một chuyển biến lớn trong xã hội Nhật về chuyện uống rượu.”
“Ngày nay người ta dễ chấp nhận việc về nhà sau khi tan sở hơn,” ông nói.
“Những người đàn ông trẻ đã giúp đỡ vợ trong việc chăm sóc con hơn thế hệ cha anh vì họ hiếm khi thấy cha ở nhà do đi làm cả ngày và đó không phải là kiểu gia đình họ mong muốn.”
Lương của những người trẻ đã giảm xuống trong hai thập kỷ qua nên việc ăn nhậu đã không còn được ưu tiên nữa và họ chọn trở về nhà. Ngoài ra Nagy còn chỉ ra rằng đã có sự bình đẳng hơn về giới tính. Phụ nữ muốn chồng về nhà sau khi làm việc và bỏ thời gian cho gia đình.
“Ngày càng khó chấp nhận việc những người cha đi nhậu với đồng nghiệp sau giờ làm”, Nagy nói. “Và không có dấu hiệu nào cho thấy xu hướng này sẽ quay trở lại”.