Các ông lớn công nghệ Nhật đã suy sụp như thế nào?

Đăng ngày 09/05/2017 bởi iSenpai

CNN – Các gã khổng lồ điện tử Nhật Bản từng chiếm lĩnh thị trường điện tử những giờ đây họ chỉ xuất hiện trên trang nhất của báo chí vì những vẫn đề rắc rối nhiều hơn những sản phẩm mình làm ra.

I. Sharp

Sharp nổi tiếng từ thập niên 1980 vì những chiếc máy tính, đầu video và băng casset cầm tay. Ông lớn này sau đó đặt cược vào TV cùng màn hình LCD và thu được nhiều thành công tức thời. Tuy nhiên do việc đồng yên mạnh và khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm sụt giảm nhu cầu tiêu thụ hàng của hãng.
Sharp nằm trên bờ vực phá sản trong nhiều năm và được các ngân hàng giải cứu 2 lần. Tập đoàn đã công bố khoản lỗ khổng lồ và tinh giản 5000 nhân viên toàn cầu năm 2015. Con số này nghe có vẻ nhỏ nhưng lại rất lớn đối với một doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng “cố gắng hoạt động để nhân viên không thất nghiệp”, theo lời Keith Henry, người sáng lập Asia Strategy ở Tokyo.

Năm ngoái, Sharp đã bị mua lại bở tập đoàn điện tử Đài Loan Foxconn.

sharp-4414-1493981953


II. Sanyo

Sanyo từng là tập đoàn điện tử hạng ba nước Nhật sở trường về pin điện thoại và thiết bị gia đình. Công ty là cái tên được cái bà nội trợ toàn cầu biết tới, chiếm lĩnh tấm biển quảng cáo ở tòa bất động sản xa xỉ ở trung tâm London, Piccadilly Circus.

Tới những năm 2000, Sanyo đối mặt với khủng hoảng do thất thế trong cạnh tranh với những đối thủ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Đồng yên mạnh khiến hàng Nhật xuất khẩu trở nên đắt đỏ và tạo sức ép khiến các nhà sản xuất phải sát nhập và Panasonic đã thâu tóm Sanyo vào năm 2009.

sanyo-5135-1493981946

III. Olympus

Olympus ban đầu là nhà sản xuất kính hiển vi trước khi trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu về camera và các thiết bị y tế. Tuy nhiên gian lận kế toán đã khiến công ty này sa vào một bê bối đáng xấu hổ.
Năm 2011, doanh nhân Anh quốc Michael Woodford đã trở thành CEO nước ngoài đầu tiên của Olympus và ông mau chóng phát hiện ra những bản báo cáo tài chính gian dối và giấu đi hàng loạt thua lỗ của công ty từ những năm 90.

Khi ông đặt câu hỏi thì hội đồng quản trị đã sa thải ông. Nhưng tổn thất vẫn là tổn thất. Woodford đã tiết lộ ra 1.7 tỷ yên gian lận kế toán của công ty trong 13 năm.

Woddford sau đó nói văn hóa làm việc lịch sự thái quá của Nhật Bản đã khiến vấn đề của Olympus thêm trầm trọng. Sự tôn trọng những nhân viên lâu năm đã tạo ra môi trường khiến cho những quyết định quản trị yếu kém không bị thử thách trong nhiều năm ròng.

Với đội ngũ mới, công ty đã có sự trở lại ấn tượng. Giá cổ phiếu của họ đã tăng 10 lần kể từ mức sàn năm 2011 nhờ vào ngành cung cấp thiết bị y tế.

IV. Toshiba

Là nhà tiên phong của máy tính xách tay, TVs và các loại đồ điện tử gia đình, Toshiba đã gia nhập nhóm các công ty Nhật sống thoi thóp nhờ sự trợ giúp của các ngân hàng.

“Toshiba là cái xác sống cuối cùng,# Jessper Koll, CEO của WisdomTree Investments Japan nói.

 

Tập đoàn này đã thất trận trước các công ty Trung Quốc và Hàn Quốc ở những mảng kinh doanh trọng yếu.

Để đối phó, Toshima đổ tiền vào các mảng kinh doanh khác như điện hạt nhân bằng cách mua lại hãng Wsetinghouse Electric ở Mỹ.

Tuy nhiên sau đó họ sa vào một sự cố gian lận kế toán lớn năm 2015. Trong khi lo dọn dẹp sự cố thì việc đánh cược vào điện hạt nhân đã thất bại.

Tháng Hai vừa rồi Toshiba đã thông báo mảng điện hạt nhân bị chậm tiến độ và họ sẽ thiệt hại khaongr 6.3 tỷ USD. Westinghouse đã nộp đơn xin phá sản. Cổ phiếu của Toshiba đã giảm hơn một nửa trong một tháng và họ đang cố đấu giá mảng chíp nhớ và các lĩnh vực khác để duy trì.

Trả lời