1. Khi cả 2 vợ chồng đồng thuận ly hôn
Khi 2 vợ chồng có 1 bên là người Nhật và cư trú ở Nhật muốn ly hôn, căn cứ theo pháp luật Nhật Bản khi cả 2 vợ chồng đồng ý ly hôn, tòa hành chính thành phố, quận, huyện, xã sẽ nhận đơn ly hôn. Việc ly hôn chính thức sẽ được công nhận khi đơn được thụ lý. Việc ly hôn như thế này gọi là “đồng ý ly hôn”. Khi đưa ra tòa án gia đình nhờ phân xử việc ly hôn sẽ có các hình thức “điều đình ly hôn”, “thẩm phán ly hôn” và “phán quyết ly hôn”. Nếu chỉ tiến hành ly hôn ở Nhật mà không tiến hành ly hôn ở nước mình thì tình trạng “kết hôn” vẫn còn được duy trì ở nước của mình. Để tránh những tranh chấp về sau, cần phải tiến hành việc ly hôn tại nước mình luôn.
Khi hai vợ chồng đều là người nước ngoài và muốn ly hôn, xin liên hệ đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán của nước mình tại Nhật để hỏi thêm chi tiết.
2. Khi không muốn ly hôn
Khi bạn không muốn ly hôn nhưng người phối ngẫu Nhật ép ly hôn và đơn phương ký và nộp đơn xin ly hôn đến tòa hành chính và khi tòa hành chính thụ lý đơn đó việc ly hôn bị xem như hoàn thành. Để tránh tình trạng đó bạn phải nộp đơn yêu cầu không thụ lý đơn xin ly hôn tại tòa hành chính thành phố, quận, huyện, xã nơi hộ khẩu gốc hoặc nơi cư trú của người phối ngẫu Nhật. Khi bạn nộp đơn này thì khi nào không đạt được “đồng ý ly hôn” thì bạn sẽ không bị đơn phương phán xét ly hôn trước khi đưa ra tòa. Chế độ này không được áp dụng với đối tượng cả 2 đều là người nước ngoài.
3. Tư cách lưu trú sau khi ly hôn
Trường hợp bạn cư trú tại Nhật với tư cách có vợ hoặc chồng là người Nhật,người có visa vĩnh trú hoặc theo diện đoàn tụ gia đình thì sau khi ly hôn,trong vòng 14 ngày bạn phải đến cục quản lí xuất nhập cảnh để xuất trình các giấy tờ liên quan đến “người phối ngẫu”.