Dưới đây là hướng dẫn dành cho các bạn đang ấp ủ mở một quán ăn tại Nhật Bản.
Đầu tiên, nếu bạn muốn mở một quán ăn/nhà hàng (Inshokuten = 飲食店),bạn cần xin giấy phép kinh doanh nhà hàng (Inshokuten eigyou kyoka = 飲食店営業許可). Để xin được giấy phép này, bạn cần biết về một số vấn đề pháp lí liên quan dưới đây.
Đầu tiên là các điều kiện cần thiết để có thể xin được giấy phép kinh doanh nhà hàng.
Giám sát vệ sinh thực phẩm | 食品衛生責任者 =しょくひんえいせいせきにんしゃ | Xin tại: Ủy ban sức khỏe cộng đồng (保健所) |
Quản lí phòng cháy chữa cháy | 防火管理者 = ぼうかかんりしゃ | Xin tại: Sở cứu hỏa địa phương (消防庁) |
Từ đây, bạn có thể kinh doanh nhà hàng mà không cần giấy phép đầu bếp (調理師免許chourishi menkyo).
Về vấn đề giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm (食品衛生責任者 )
Sẽ có một người đứng ra giám sát nhà hàng của bạn. Bạn cần phải chỉ định nhân viên giám sát vấn đề về sinh an toàn thực phẩm tại mỗi nhà hàng mà mình điều hành. Khi đó, bạn cần nộp hồ sơ chỉ định của nhân viên đó về Ủy ban sức khỏe công đồng tại địa phương.
Trong trường hợp chính bạn trở thành người giám sát, thì bạn cần phải tham gia một buổi hướng dẫn tại Ủy ban. Sẽ tốn khoảng 10000 yen để nhận được chứng chỉ này (trong vòng 6 tiếng). Bạn không cần quá giỏi tiếng Nhật để xin được chứng chỉ vì nó khá đơn giản, nhưng bạn vẫn cần phải hiểu rõ quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm đấy. Chứng chỉ không giới hạn thời gian hiệu lực.
Tuy nhiên, sau khi bạn đã trở thành giám sát viên, bạn phải tham gia các buổi hướng dẫn đều đặn. Ở thành phố Yokohama là mỗi năm 1 lần. Ở thành phố Kawasaki là mỗi 3 năm 1 lần. Vì vậy, nếu bạn mở nhà hàng ở Kawasaki, giám sát viên của bạn phải tham gia các buổi hướng dẫn mỗi 3 năm (Mặc dù bạn lấy chứng chỉ ở Yokohama).
Bạn có thể thấy tiêu chuẩn cho chứng chỉ này khác nhau ở mỗi khu vực, vì vậy hãy tham khảo kĩ tai Ủy ban sức khỏe cộng đồng tại địa phương nhé.
Thêm vào đó, bạn không được phép làm giám sát viên vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhiều nhà hàng khác nhau. Giám sát viên cũng phải là một nhân viên toàn thời gian hoặc là quản lí của nhà hàng.
Sau khi đã có chứng chỉ, bạn cần chuẩn bị bảng tên cho giám sát viên. Kích cỡ của bảng tên phải làm đúng với quy định của Luật (tham khảo ở Ủy ban địa phương). Sau khi nhà hàng đi vào hoạt động, bạn cần để bảng tên ở nơi mà thực khách dễ nhìn thấy nhất.
Về vấn đề quản lí phòng cháy chữa cháy
Trong trường hợp nhà hàng của bạn có sức chứa từ 30 thực khach hoặc hơn, bạn cần chỉ định nhân viên quản lí phòng cháy chữa cháy. Có hai loại giấy phép như sau:
Tổng diện tích lớn hơn 300 ㎡ | kou (甲) shu = Quản lí phòng cháy chữa cháy cấp cao |
Tổng diện tích nhỏ hơn 300 ㎡ | otsu (乙) shu = Quản lí phòng cháy chữa cháy cấp thấp |
Để có thể trở thành nhân viên quản lí phòng cháy chữa cháy, bạn cũng cần tham gia các buổi hướng dẫn của ủy ban chính quyền có liên quan (phí: 5000 yen). Với chứng chỉ cấp Koushu, thời gian nhận được chứng chỉ là 2 ngày. Với chứng chỉ cấp Otsushu, thời gian là 1 ngày.
Sau khi bạn hoặc nhân viên của bạn đã đạt được những giấy phép nêu trên, bạn có thể bắt đầu chuẩn bị những giấy tờ liên quan cũng như cơ sở vật chất và thiết bị v.v
Những giấy tờ cần thiết để cấp phép kinh doanh nhà hàng tại Nhật
● Đơn xin cấp phép kinh doanh nhà hàng (営業許可申請書)
Trong đơn cần làm rõ về thông tin cá nhân. Đồng thời bạn cũng cần phải cung cấp thông tin chi tiết về cơ sở vật chất và trang thiết bị của nhà hàng. |
● Phác thảo về trang thiết bị
Bạn cần vẽ phác thảo vị trí của nhà bếp, bếp, phòng vệ sinh, cũng như bản đồ của khu vực xung quanh nhà hàng. |
● Giấy chỉ định giám sát viên an toàn vệ sinh thực phẩm ( 食品衛生責任者設置届 )
Thông tin của giám sát viên và chứng chỉ giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm. |
● Phí cấp phép
Tùy vào mỗi địa phương, thường là từ 15000~20000 yen. |
● Chứng chỉ nước sạch ( 水質検査成績書 )
Nếu nhà hàng của bạn nằm trong một tòa nhà chung thì bạn cần phải cung cấp chứng chỉ nước sạch. Vì dùng chung nguồn nước từ bể nước chung của tòa nhà nên chính quyền muốn nắm độ sạch của nước. Chủ của tòa nhà giữ chứng chỉ này. (Chứng chỉ phải có hiệu lực trong vòng một năm). |
● Bản copy có công chứng giấy phép thương mại
Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn được điều hành bởi pháp nhân hợp pháp. |
Đón đọc phần 2: Cách điền đơn xin giấy phép kinh doanh nhà hàng
Nguồn: http://japanhousesaitama.lawyerjapanese.com