Đôi khi shopping cũng là một cách để khám phá một thành phố. Không nhất thiết phải bon chen qua những trung tâm thương mai hào nhoáng, dưới đây là một vài địa điểm ở Tokyo mà bạn có thể tham khảo để có một buổi mua sắm thư giãn sau những ngày làm việc và học tập căng thẳng.
Harajuku – trung tâm thời trang
Bạn hẳn quá rành Harajuku, địa điểm của tín đồ thời trang ở Tokyo. Nhưng nếu bạn chịu khó bang xuyên con đường Takeshita nổi tiếng thì bên trong các con hẻm nhỏ trổ ngang dọc sẽ có những cửa hàng thời trang độc đáo bất ngờ. Tiếp theo đó là dọc đường Ura-Harajuku và Cat Street, nơi bạn có thể tìm thấy những cửa hàng thời trang bán đồ tự thiết kế, cũng như nhiều quán ăn và cà phê hay ho. Dĩ nhiên, một số cửa hiệu lớn như Laforet cũng có một số nhãn hiệu thời trang cơ bản khá nổi như Stussy, Monki hay H&M và Forever 21 nhưng khám phá những cửa hàng nhỏ hơn như trên cũng khá thú vị đấy. Không chỉ có thời trang, bạn cũng có thể tìm mua những món quà nho nhỏ, mặt nạ dưỡng da hay bánh kẹo ở đây.
Nên ghé: Tìm mua thời trang Lolita ở 6% Doki Doki; Ragtag có hẳn một tòa nhà 3 tầng chuyên bán thời trang second-hand.
Ginza – Window shopping
Lâu lâu đi dạo phố và “ngắm chứ không mua” cũng là một ý hay và Ginza là sự lựa chọn hàng đầu. Đây là trung tâm thời trang của thành phố, nơi bạn có thể mua kim cương, trải nghiệm thời trang cao cấp (‘haute couture’) và phá sản trong vòng nửa tiếng. Trục đường chính của khu này là đường Chuo (vào cuối tuần và ngày lễ thì đường này sẽ trở thành phố đi bộ từ sáng đến 5:00PM). 3 con đường khác song song với đường Chuo cũng là những điểm thời trang chủ đạo của khu Ginza. Ngoài các nhà hàng và quán cà phê, thì khu này cũng có khá nhiều phòng tranh nhỏ để bạn khám phá (cảm giác sang chảnh hẳn phải không nào). Nổi tiếng nhất là những trung tâm thương mại lâu đời, bao gồm hệ thống Mitsukoshi, khai trương từ năm 1673. Bên cạnh đó, khu Ginza Six mới mở hồi tháng 4 cũng là một địa điểm khá sang trọng với vườn trên sân thượng và một nhà hát kịch Noh. Vào mùa Giáng Sinh, Ginza cũng trang trí khá nhiều đèn hoa ấn tượng và lộng lẫy nên nhất định bạn hãy đến tham quan thử một lần nhé.
Nên ghé: Suzunoya (quần áo truyền thống như kimono và yukata, đồ thủ công mỹ nghệ – miễn thuế nếu bạn đem theo passport); Dover Street Market (thời trang thiết kế độc đáo đến từ nhiều nhãn hiệu riêng của các nhà thiết kế); và cửa hàng Uniqlo lớn nhất thành phố.
Shibuya – Cái gì cũng có
Tòa nhà Shibuya 109 đã quá nổi tiếng để ta có thể hiệu tại sao Shibuya lại là trung tâm mua sắm, từ quần áo đến văn phòng phẩm hoặc bang địa. Khi bạn bước chân vào 109, bạn sẽ không thể về tay không khi có đến 10 tầng lầu ngập trong quần áo, từ phong cách kawaii đến Lolita hoặc punk – nói chung là gì cũng có. Vì giá trị mặt bằng khá cạnh tranh nên các cửa hàng sẽ luôn cập nhật hàng mới để có thể giữ vững vị trí của mình. Ở đây cũng có một số thương hiệu quen thuộc như tòa lâu đài đặc trưng Disney và dĩ nhiên là Tower Records với một quán cà phê, 8 tầng lầu chuyên về các sản phẩm âm nhạc và một tầng hầm dành cho các buổi biểu diễn live. Nếu muốn la cà thêm thì bạn có thể ghé Shibuya Jinnan với các cửa hiệu thời trang cao cấp hơn, còn nếu muốn tìm kiếm giá cả phải chăng thì Aoyama thẳng tiến nào.
Bên cạnh mặt hàng thời trang, Shibuya cũng có những cửa hiệu khủng như Loft hay Tokyu Hands cung cấp hầu hết tất cả những gì bạn cần: đồ gia dụng, đồ thủ công, thiệp pop-up v.v Có cả khu vực mỹ phẩm và đồ công nghệ nên có thể nói đây là nơi bạn cần đến nếu muốn tìm mua đồ lưu niệm. Mega Don Quijote cũng đã có mặt ở đây.
Nên ghé: Shibuya Loft. Ở đây có một khu dành riêng cho đồ thiết kế với các nhãn hàng luân phiên xoay vòng, cung cấp những món quà bạn khó có thể tìm thấy ở đâu khác). Chưa kể kế bên là cửa hàng Muji khá lớn nữa. Bạn cũng nên ghé Don Don Down để mua thời trang second-hand giá rẻ nữa đấy. Còn đây là bản đồ những cửa hàng băng đĩa xịn nhất ở Shibuya.
(Đón đọc phần 2)
Tham khảo: Tokyocheapo