Tìm hiểu về tiền Nhật Bản (phần 1: tiền xu)

Đăng ngày 04/02/2018 bởi iSenpai

Có thể sẽ có nhiều bạn khi lần đầu nhìn thấy những tờ tiền giấy hay những đồng tiền xu của Nhật sẽ há hốc mồm vì kinh ngạc. Ở Việt Nam thì chắc chỉ có VNĐ và USD là phổ biến, thêm nữa tiền xu của Việt Nam sau một thời gian đưa vào sử dụng thì tới giờ cũng có vẻ là đã bị xóa sổ hoàn toàn rồi, và nhiều khi việc quy từ Yên ra tiền Việt hay đô Mỹ cũng đòi hỏi phải tính toán chi li đây. Hơn nữa, giá cả ở Nhật thật sự đắt giật mình mà khi quy ra tiền Việt mình thực sự có thể khiến các bạn Việt Nam mình đắn đo kha khá trước khi tiêu gì. Tuy nhiên cái cần tiêu thì vẫn phải tiêu mà chẳng làm gì khác được. Thay vào đó, hãy thử trân quý vẻ đẹp của những tờ tiền hay đồng tiền Nhật. Dưới đây là một bài tổng quan ngắn về lịch sử, thiết kế cũng như sức mạnh mua sắm của những đồng tiền Nhật Bản.

Đồng tiền Nhật, mon

Quay ngược lại quá khứ, đơn vị tiền tệ Nhật từng lưu hành là mon. Vào cuối thời Muromachi, đồng tiền mons đã tạo nên một sự hỗn loạn: mỗi xứ trên nước Nhật đều tự đúc đồng mon của riêng mình, và tự định giá cho hợp lý với mỗi họ, đồng nghĩa với việc giá trị của tiền tệ lưu hành trong nền kinh tế của nước Nhật luôn dao động. Giá cả mọi thứ trở nên điên rồ và giá trị tiền tệ đổ vỡ.  Điều này khiến chính phủ phải thay đổi 180 độ để ổn định tình hình: rất sớm sau Cải cách Minh Trị, năm 1871, đạo luật tiền tệ mới đã đưa vào lưu hành đồng yên, được định lượng bằng 1.5g vàng, hoặc 24.6g bạc. Bạc thời bấy giờ có vẻ được ưa chuộng hơn trong toàn dân Nhật: hầu hết tiền xu lưu hành quanh Hong Kong và Trung Quốc là từ bạc. Rất nhiều trong số chúng, sau làn sóng toàn cầu hóa vào thế kỉ 19 là những đồng tiền bạc của Tây Ban Nha du nhập vào từ vùng Acapulco từ bờ biển Thái Bình Dương của Mexico thông qua Philipin. Đồng tiền bạc đầu tiên của châu Á là đồng tiền của Hong Kong, phát hành năm 1866. Nhưng rồi thực tế thì mọi người vẫn ưa chuộng đồng bạc Tây Ban Nha hơn nên cuối cùng Hong Kong đã bán máy đúc tiền của mình cho Nhật Bản.

Nhật Bản đã rục rịch ngay sau đó, năm 1872, đạo luật Ngân hàng Quốc gia đã tạo ra sự tăng mạnh của hệ thống các ngân hàng, ban hành những tờ tiền giấy đồng nhất có giá trị qui đổi và những đồng tiền giấy của chính phủ đã len lỏi nhanh chóng vào thị trường mua bán. Một sự sửa đổi nhỏ của đạo luật này vào năm 1876 đã cấm hoàn toàn những hoạt động quy đổi giá trị những đồng tiền giấy này ra lượng kim loại quý tương đương. Và vào năm 1882, ngân hàng Nhật Bản được lập ra đã bảo đảm sự cung cấp độc quyền của nhà nước đối với nguồn tiền.

Tiền xu

Nếu bạn biết ít nhiều về Nhật Bản, bạn sẽ nhận ra rằng văn hóa của nước Nhật luôn thấm đẫm sự hình tượng hóa và ẩn dụ. Mỗi đồng xu rời khỏi tay bạn rồi chui vào trong mấy cây bán hàng tự động đều thực sự là một tác phẩm nghệ thuật.

japanese money

Đồng 1 yên

Đồng 1 yên xoàng xĩnh, được đúc từ đúng 1g nhôm, có hình vẽ đại diện một mầm cây, tượng trưng cho sự phát triển của nước Nhật. Và đây là đồng xu mà người ta còn bị lỗ khi đúc ra nó. 1 yên chẳng thể mua gì cả, vì nếu làm một phép tính nhỏ, nó đáng giá khoảng 0.009 USD và khoảng ơn 200 VNĐ. Trên thực tế, tất cả những gì bạn có thể làm với đồng 1 yên là nghịch ngợm 1 thí nghiệm nho nhỏ về Sức căng bề mặt của chất lỏng, đó là nếu bạn chầm chậm và cẩn thận thả ngang nó trên mặt nước, nó sẽ nổi.


<Ảnh: đây hoàn toàn không phải là ý muốn diễn tả khi ai đó nói về “tiền tệ trôi nổi”>

Đồng 5 yên

Cạnh trơn và được đúc từ đồng và thiếc, đồng 5Y có giá khoảng 0.04 USD và khoảng 1100 VNĐ, hoàn toàn không có nghĩa lý gì lắm nếu bạn muốn mua một bữa trưa. Mặt trên của đồng 5 yên là hình ảnh cây lúa nước trồi lên trên mặt nước, và một bánh răng tròn bao vòng quanh một lỗ tròn chính giữa. Đây là đồng tiền duy nhất của Nhật mà không có 1 chữ La tinh nào. Mặt sau của đồng tiền có ghi chú năm phát hành (tính theo năm Nhật chứ không phải năm Tây), hình 2 mầm cây, và chữ tiếng Nhật có ý nghĩa là “Nước Nhật Bản”. Hình ảnh cây lúa nước, nước, và 3 nhánh cây đâm lên tượng trưng cho nền nông nghiệp và đánh cá của Nhật, trong khi đó bánh răng là biểu thị cho nền công nghiệp. Có quá nhiều ý nghĩa chứa đựng rong 3.75g. Nhưng đồng 5 yên khiêm tốn này còn mang ý nghĩa may mắn: Tại Nhật Bản, đây thường là đồng tiền đầu tiên người ta bỏ vào khi thay ví mới.

Five Yen Coins

Đồng 10 yên

Hãy thử nhìn gần hơn vào đồng tiền này: mặt sau là hình ảnh của Phượng Hoàng Đường ở Byodo-in, một ngôi chùa Phật giáo lớn nằm ở Uji, Kyoto. Tại Nhật, hình ảnh Phượng Hoàng, hay còn gọi là hoo, là biểu tượng của Gia đình Hoàng tộc, và được tin rằng chỉ xuất hiện tại những nơi được ban phước lớn về hòa bình, hạnh phúc, và tài lộc. Đây chắc chắn là sinh vật bạn muốn có trên đồng tiền của mình rồi. Trong những thần thoại còn lưu truyền, sinh vật này có thể đánh lại bất kì kẻ thù hay bất kể những động vật nguy hiểm nào. Mặt sau, nghe có vẻ tụt hứng vì sự phàm tục khác với phượng hoàng, là biểu tượng vòng nguyệt quế, đại diện cho chiến thắng vinh quang.

Đồng 50 yên

Lúc ban đầu, đồng 50 yê và 100 yên trông khá giống nhau: cả hai đều làm từ đồng-niken và có biểu tượng hoa, và những cửa hàng nào đông khách họ thường trộn lẫn luôn 2 loại xu này. Vậy nên vào năm 1959, chính phủ đã đã phát hành đồng 50 yên với một lỗ được dập chính giữa. Trên đồng 50 yên là hình ảnh hoa cúc – một loài hoa cực kì cao quý trong văn hóa Nhật Bản – biểu tượng của Nhật hoàng. Cả đồng 50 yên lẫn 100 yên đều có số Ả rập ở mặt sau.

Fifty Yen Coins

Đồng 100 yên

Hầu hết những đồng 100 yên bạn bắt gặp ngày nay đều là thiết kế từ năm 1967, khi mà hầu hết thiết kế đã được thay đổi từ những bó lúa thành hình ảnh những bông sakura Nhật đầy tinh tế (hay còn gọi là hoa anh đào). Bạn có thể sẽ ước mình có thể yêu điều gì đó nhiều như người Nhật yêu sakura. Đây là biểu tượng cho sự cuộc sống phù du sớm nở chóng tàn của thiên nhiên, một niềm tin đầy duyên dáng vào luật nhân – quả hay quả báo, và còn chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa khác mà có lẽ sẽ phải có 1 bài riêng để nói hết.

Đồng 500 yên

Đồng 500 yên là một trong những đồng xu mệnh giá lớn nhất được lưu hành trên thế giới: nó tương đương khoảng 4 đô la và khoảng 110 nghìn VNĐ. Ở nhiều quốc gia thì với mệnh giá ngần này người dân có lẽ đã phải cầm đầy 1 đống xu hoặc tiền giấy rồi. Vào năm 1982, đồng 500 yên đã thay thế cho tờ 500 yên. Đây có thể có mà cũng có thể không phải là một nước cờ khôn ngoan của nước Nhật, bởi đồng 500 yên là đồng tiền dễ bị đánh tráo nhất trong số những loại tiền tệ được lưu thông của Nhật Bản, chủ yếu là tới từ sự tương đồng quá lớn với đồng xu 500 won của Hàn Quốc dẫn tới khả năng cao có thể đánh lừa những máy bán hàng tự động. Một thiết kế mới đồng 500 yên vào năm 2000 với yếu tố chống đánh tráo được thêm vào, bao gồm cả độ dẫn điện cố định của đồng tiền. Hầu hết những máy bán hàng tự động hiện nay đã từ chối nhận những đồng 500 yên đúc trước năm 2000, vậy nên nếu bạn gặp vấn đều gì, hãy kiểm tra lại đồng xu của bạn. Để cho tiệp với sự sang chảnh của đồng tiền, thiết kế của nó cũng khá hào nhoáng: cây hông (pawlonia) đại diện cho sự tự do và khả năng phục hồi (cũng là biểu tượng của Thủ tướng), cây tre là biểu tượng của sự phồn vinh, thuần khiết và thanh tao, còn quýt đại diện cho sự no đủ và tài lộc.

Theo Japan Cheapo
Dịch Týt

Trả lời