Bạn biết món Ramen (ラーメン) – một trong những nét độc đáo của văn hóa âm thực Nhật Bản đúng không? Hãy thử suy nghĩ một chút nhé! Chúng ta đều biết men (麺) nghĩa là sợi mỳ. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi Ra có ý nghĩa gì?
Ramen có tuổi đời khoảng hàng trăm năm nhưng gần đây nó mới được gọi là ramen. Trước đó nó là một món ăn Trung Quốc gọi là chuka-soba hoặc shina-soba.
Vào những năm 20 cuả thế kỷ trước có một quán ăn ở Sapporo tên là Takeya Shokudo. Nằm cạnh trường đại học Hokkaido nên nó là quán ăn yêu thích của nhiều sinh viên.
Quán ăn có một đầu bếp người Hoa tên là Ou Bunzai và họ để biển là Shina Ryouri – đồ ăn Trung Quốc (note: shina để chỉ China-Trung Quốc.) Món ramen của người đầu bếp này (lúc đó gọi là ro-su-men) rất được sinh viên ưa chuộng. Vì Hokkaido gần với miền đông bắc Trung Quốc nên có khá nhiều du học sinh người Hoa ở đại học Hokkaido đến quán để ăn những món quê hương.
Thật không may là chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất vừa kết thúc cách đó không lâu nên người Hoa ở Nhật chịu khá nhiều sự kỳ thị từ người dân địa phương, bao gồm cả những du học sinh hay đến quán ăn. Họ gọi món mỳ Trung Quốc là chang-soba với hàm ý miệt thị.
Thương cảm các du học sinh Trung Quốc, chủ quán ăn là bà Ohisa Tatsu đã quyết định làm một điều gì đó. Bà quyết định sẽ tìm một cái tên tuyệt vời cho món ăn. Và một ngày bà đã tìm ra khi bà nghe người đầu bếp Trung Hoa nói cho bà biết món ăn đã xong bằng từ tiếng Hoa “Hao-ra” (好了). Bà quyết định gọi món mỳ đó là Ramen.
Takeya Shokudo sau đó đóng cửa vào năm 1943 nhưng câu chuyện này vẫn được lưu truyền và đưa lên báo. Vào năm 1958, Ando Momofuku đã sáng tạo ra mỳ hộp ăn liền “Instant Ramen” và nó mau chóng tạo thành một cơn sốt. Hai chữ ramen đã được lan truyền khắp nước Nhật và hình thành nên cái tên ramen.
Hãy xem câu chuyện chi tiết ở đây nhé: http://www.city.sapporo.jp/kitaku/syoukai/rekishi/episode/078.html