CHỌN NGÀNH VÀ KHU VỰC, HỌC PHÍ
Chọn ngành
Đây có lẽ là phần khiến các bạn học sinh cảm thấy lao đao nhất vì rất ít bạn biết được mình thực sự thích ngành gì và muốn làm công việc gì sau này. Vậy thì 1 tip nho nhỏ cho các bạn dễ xác định hơn, đó là đi làm thêm, tại sao lại là đi làm thêm thì hãy xem ví dụ dưới đây:
Bạn A làm 2 việc, 1 cho nhà hàng và 1 cho cửa hàng tiện lợi. Dù rằng cả 2 nơi đều cho thu nhập ổn định và môi trường làm việc tốt nhưng A lại cảm thấy làm việc ở nhà hàng thoải mái hơn và muốn được mang những thức ăn ngon, bày biện đẹp tới phục vụ thực khách của mình. Một lần khác A xin vào làm nấu bếp cho một nhà hàng khác nhưng nhận thấy mình không hợp với việc là một đầu bếp, vậy nên A không chọn chuyên ngành nấu ăn mà chỉ chọn phục vụ. A cũng thử sức mình khi đi dạy thêm tiếng Nhật, dù rằng đó là công việc A thích từ hồi nhỏ nhưng khi vào làm lại không như A nghĩ.
Không có nhiều bạn nhận ra cơ hội mà mình có thể thử trước khi đi tìm trường hoặc thử nhiều nhưng vẫn không thực sự thiên về một ngành nào. Vậy thì hãy suy nghĩ về tương lai xem ngành nào sẽ phát triển và cần nguồn nhân lưc lớn. Đương nhiên ở mục này sẽ chia làm 2 phe: ở Việt Nam và ở Nhật Bản, các bạn muốn làm ở công ty Nhật sẽ cần tìm hiểu về nước Nhật nhiều hơn và những bạn có suy nghĩ sau khi tốt nghiệp ở Nhật sẽ về Việt Nam làm cũng sẽ có những suy nghĩ khác nhau.
Ngoài ra đối với người ngoại quốc, việc xin visa cũng là một vấn đề cần chú ý và một số ngành hiện tại chưa được chính phủ Nhật đồng ý cấp visa như là: cắt tóc, làm đẹp,…
Và sau khi tốt nghiệp thì bạn đi xin việc cũng cần phù hợp với ngành mà bạn học, vì vậy TUYỆT ĐỐI KHÔNG CHỌN NGÀNH THEO PHONG TRÀO. Tại sao? Vì nếu bạn chọn sai ngành sai trường sẽ rất dễ khiến bạn bị nản trong quá trình theo học, học tiếp thì kiến thức không vào mà bỏ lửng thì tiền mất tật mang.
Chọn khu vực
Việc chuyển nhà sẽ trở nên khá phức tạp vì còn kèm theo đó có thể sẽ phải chuyển cả địa điểm làm thêm lẫn cân bằng tiền chuyển nhà và đóng học đợt đầu, chưa kể chi phí sinh hoạt.
Một bạn quen sống ở Tokyo đi về vùng xa hơn sẽ cảm thấy thoải mái khi giá cả không đắt đỏ nhưng những bạn ở xa lên Tokyo lại gặp khó khăn về vấn đề này.
Ngoài ra vùng miền sẽ còn ảnh hưởng tới cả số lượng tuyển sinh và cạnh tranh trong kì thi đầu vào. Thường những trường ở trung tâm thủ đô sẽ được ưu tiên hơn cả nên lượng học sinh đăng kí vào sẽ rất đông.
Mức học phí
Hãy suy nghĩ xem với tình hình kinh tế của gia đình bạn cũng như bạn đi làm thêm thì bạn có thể chi trả khoản học phí cao nhất ở mức là bao nhiêu. Mức học phí sẽ giao động từ khoảng 60man/năm – 130man/năm (có thể ít hơn hoặc nhiều hơn tùy vùng và ngành), các ngành về kĩ thuật như: ô tô, chăm sóc thú cưng,…hay các trường tư lập sẽ có mức học phí khá cao mà không phải du học sinh nào cũng có điều kiện chi trả.
Cùng là trường đào tạo về nghiệp vụ Khách sạn ở Tokyo nhưng một trường mới xây dựng có cơ sở vật chất khang trang thì học phí vào khoảng 110man/năm, còn trường khác lâu đời hơn có học phí chỉ 80man/năm.
Ngoài học phí ra các bạn cũng nên tìm hiểu xem trường có chế độ giảm cho du học sinh hay không và có cho phép chia học phí ra đóng hay không. Nếu không cho chia học phí hoặc học phí ở mức cao sẽ gây rất nhiều âu lo cho học sinh khi cố gắng đi làm để trả tiền học mà lại không có thời gian tự học và học trên trường không chất lượng. Thêm vào đó, chuyện chi trả học phí cho 4 năm và 2 năm cũng sẽ có nhiều điểm khác nhau mà bạn nên suy nghĩ.
Hãy cùng đón xem Tìm và chọn trường ở Nhật – phần 2 vào ngày mai và để được chia sẻ hiểu rõ hơn về các ngành các trường đào tạo, đừng bỏ lỡ sự kiện sắp tới đây bạn nhé!
VYSA SCHOOLFAIR 2018 – Cùng VYSA, cá chép hoá rồng!
**Thời gian: 17/08/2018 (Thứ 6), 11:00~18:00
**Địa điểm: 東京都千代田区一ツ橋1丁目1−1パレスサイドビル地下1階
**Link đăng kí: http://bit.ly/2m3ERXm
**Event Facebook: http://bit.ly/2urrzrs
**Website chính thức: http://vysajp.org/
**Mọi thắc mắc xin liên hệ: schoolfair@vysajp.org