Người Nhật Bản đứng lên thành lập tổ chức phi lợi nhuận bảo vệ quyền lợi cho người Việt Nam

Đăng ngày 08/07/2020 bởi iSenpai

Anh Hirota Fushihara (49 tuổi) là người Nhật đã thành lập một tổ chức phi chính phủ để bảo vệ thực tập sinh và du học sinh Việt Nam khỏi các trung tâm môi giới độc hại. Tổ chức lấy tên là “Vết xe hi vọng Việt Nam-Nhật Bản” (IEVJ) thành lập vào ngày 19 tháng 3 tại Hà Nội. Từ tháng 5 vừa qua, nhóm đã chính thức đi vào hoạt động với một trang Facebook riêng, tư vấn miễn phí cho các bạn thực tập sinh và du học sinh Việt Nam có mong muốn đến học và làm việc tại Nhật Bản.

Đại diện tổ chức IEVJ là anh Hirota Fushihara là du học sinh 2 năm tại Đại học Quốc gia Hà Nội từ tháng 4 năm 1993. Sau đó vì công việc anh thường xuyên qua lại Việt Nam. Khi đã tốt nghiệp trường luật tại Nhật năm 2008, anh chuyển hẳn về Hà Nội và làm nhân viên của một công ty luật. Anh hoàn tất khoá học chính quy của Đại học Luật Hà Nội nhưng không thể trở thành luật sư tại Việt Nam vì vấn đề quốc tịch. Tuy nhiên hiện tại anh đang điều hành một công ty tư vấn để có thể tận dụng tối đa kiến thức pháp lý của mình.

“Tôi bắt đầu tự hỏi tại sao những vụ bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp ngày một gia tăng trong cộng đồng người Việt Nam sống tại Nhật Bản? Nhìn kĩ vào hệ thống xã hội của hai nước qua góc nhìn luật pháp, tôi thấy tồn tại sự không đồng nhất về cấu trúc”. Và đó là lý do anh nảy ra ý tưởng thành lập tổ chức tình nguyện này.

Theo công bố cuối năm ngoái của Bộ Tư pháp, khoảng 410.000 người Việt Nam đang sinh sống tại Nhật Bản – tăng gấp 10 lần sau 10 năm và những vấn đề xuất hiện. Có tới gần 6000 vụ thực tập sinh bỏ trốn vào năm 2018 và lượng tội phạm hình sự người Việt cũng tăng. Trước thực trạng đó, anh Hirota đã sử dụng mạng xã hội để tham khảo ý kiến của những người Việt Nam gặp vấn đề rắc rối trong quá trình đến Nhật. “Nguyên nhân của hiện tượng bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp không phải là vấn đề cá nhân mà nằm ở hệ thống xã hội và tôi muốn cải thiện nó.” – Anh Hirota trả lời trên báo Asahi. Sau đó anh nghĩ đến việc cần có thêm cộng tác viên cùng anh cải thiện các vấn đề cũng như mở rộng phạm vi của các hoạt động. Lý do đó khiến anh quyết định thành lập IEVJ vào mùa hè năm ngoái.

Với đối tượng thực tập sinh, anh chỉ ra vấn đề nằm tại các công ty phái cử tại Việt Nam. Thực tập sinh đến Nhật Bản thường thông qua một công ty phái cử tạm thời. Không hiếm thực tập sinh phải mang trên mình khoản nợ khổng lồ như này khi đến Nhật. Đó có thể là nguyên nhân chính của việc tăng đột ngột các vụ thực tập sinh bỏ trốn. Về phía Nhật Bản cũng đang dần lộ ra nhiều vấn đề, một số thực tập sinh phải làm việc tại các môi trường làm việc không tốt, tồn tại sự không nhất quán trong hợp đồng giữa công ty phái cử tại Việt Nam và nghiệp đoàn tiếp nhận.

Anh Hirota muốn thay đổi nhận thức từ phía Việt Nam thông qua các hoạt động của IEVJ. Để đi vào hoạt động, anh vẫn đang tiếp tục tìm kiếm tình nguyện viên Việt Nam với vai trò điều phối viên. Hiện tại đã có tổng cộng 7 người tham gia. Một trong số đó là フォン 25 tuổi, một du học sinh trường luật tại Nhật Bản vừa trở về Việt Nam vào hồi tháng 10 năm ngoái. Cô nói “Tôi đã từng đi phiên dịch cho cảnh sát Nhật. Tôi từng gặp nhiều người phạm tội vì món nợ tại Việt Nam.” Một trường hợp khác là ハン 34 tuổi từng đi du học tại Nhật Bản cho biết lí do mình tham gia tổ chức “Tôi muốn truyền đạt tới họ tình hình hiện tại của các công ty Nhật Bản để người Việt Nam có thể hướng tới những công việc tại Việt Nam sau khi họ trở về”.

IEVJ đang thúc đẩy việc tạo ra một hệ thống đánh giá độc lập các tổ chức phái cử tại Việt Nam, khoảng 360 công ty thông qua các bảng câu hỏi và phương tiện khác. Tổ chức phi lợi nhuận này cũng đang xem xét tổ chức các hội chợ việc làm làm cầu nối giữa các công ty và những người lao động trẻ Việt Nam sau khi từ Nhật trở về và đưa ra các khuyến nghị chính sách cho chính phủ Việt Nam và Nhật Bản. Anh Hirota cho biết trong phỏng vấn với báo Asahi “Là một người Nhật sống lâu năm tại Việt Nam anh muốn cùng người Việt Nam nỗ lực giải quyết vấn đề này”.

Link Facebook của tổ chức: https://m.facebook.com/KIBOUVJ

Tham khảo
https://www.asahi.com/amp/articles/ASN5T570RN5MUHBI032.html
https://newsch.xyz/14615/amp/

Trả lời