Theo Japan Times thì chính sách nhập cư hiện nay ở Nhật đã làm các doanh nghiệp nước ngoài ở Nhật trở nên trăn trở về các kế hoạch dài hạn.
Bạn có Thẻ thường trú tại Nhật Bản. Bạn nộp thuế, nói tiếng Nhật và kết hôn với một công dân Nhật, dù có là vậy, thì nếu rời khỏi Nhật Bản sau khi lệnh cấm nhập cảnh được ban bố, tất cả đều phải đứng trước nguy cơ không được quay trở lại nơi này. Đây là tình trạng mà rất nhiều công dân không phải người Nhật đã gặp phải trong thời kỳ dịch bệnh hiện nay. Khi mà chính phủ trên khắp thế giới ban hành các lệnh cấm hạn chế đi lại để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, Nhật Bản là quốc gia G7 duy nhất đối xử với các công dân nước ngoài khác với công dân của họ. Họ cho phép công dân của mình nhập cảnh, miễn là cung cấp được kết quả kiểm tra PCR ngay tại cảng nhập cảnh và đồng ý tự cách ly trong vòng hai tuần sau đó.
Chính sách đã khiến một số cư dân ngoại quốc đang ở ngoài Nhật Bản cảm thấy bị bế tắc, bởi vì các nghĩa vụ của họ ở Nhật Bản – tiền thuê nhà, hóa đơn, công việc, gia đình – vẫn đang diễn ra bình thường. Tuần vừa qua, chính phủ Nhật đã phát biểu rằng họ dự định sẽ mở rộng phạm vi nơi mà cư dân nước ngoài được phép nhập cảnh vào đất nước. Tuy nhiên, thông tin về những người được phép và thời gian được phép quay trở lại thì lại không rõ ràng. Sự không chắc chắn kéo dài này đã bắt đầu làm ảnh hưởng hình ảnh của Nhật Bản như một nơi mà mọi người có thể làm ăn kinh doanh và buộc các doanh nhân không phải người Nhật cùng những người lao động có trình độ cao phải tính toán lại kế hoạch dài hạn để đầu tư vào đất nước này.
Doanh nghiệp đang trở nên mong manh
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trên cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao về những bước đi mà chính phủ đưa ra để bảo vệ đất nước, và thành công tương đối của Nhật Bản trong việc kiểm soát virus là một phần trong số đó.
Cùng lúc, khi mà Nhật Bản đang tìm cách cân bằng giữa việc ngăn ngừa dịch bệnh và duy trì nền kinh tế, thì “mức độ di chuyển hợp lý của các doanh nhân trở thành một vấn đề vô cùng nghiêm trọng’ – theo lời của Christopher LaFleur, chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Nhật Bản. Ông chỉ ra rằng có rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài ở đây phụ thuộc nặng nề vào vết xe đổ chung, và không thể đưa những người có chuyên môn, có tầm quan trọng tới Nhật Bản.
Tương tự, Valerie Moschetti, giám đốc điều hành tại Hội đồng doanh nghiệp Châu Âu ở Nhật, đã chỉ ra rằng các doanh nhân nước ngoài ở đây cần phải rời khỏi Nhật để ký các hợp đồng và tham gia vào các cuộc họp hội đồng quản trị, những việc mà chỉ có gặp trực tiếp là tốt nhất.
Ảnh hưởng của lệnh cấm là rất đáng kể. Một khảo sát gần đây được thực hiện bởi các thành viên của Phòng thương mại và công nghiệp Đức tại Nhật Bản đã chỉ ra rằng, 78% trong số họ xem lệnh cấm như là một gánh nặng đáng kể cho công việc của mình. Thêm vào đó, 79% các công ty bị ảnh hưởng nói rằng doanh thu của họ đang bị đe dọa bởi vì các dự án đang dang dở thì không thể hoàn thành và các dự án mới thì không thể bắt đầu.
Nếu sự gián đoạn này vẫn còn tiếp diễn, Moschetti cho rằng nó có thể ảnh hưởng tới tài lực cần thiết của các doanh nghiệp quốc tế trong việc duy trì việc làm tại các công ty con ở Nhật Bản. Đổi lại, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế của đất nước này.
LaFleur nhấn mạnh thực tế các công dân nước ngoài đang bị phân biệt đối xử so với cư dân Nhật Bản liên quan tới quyền tái nhập cảnh – một mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp.
“Không nên có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào liên quan tới quốc tịch, từ quan điểm của sự công bằng và bình đẳng”, ông cho biết. “Không hề có bằng chứng về việc một người ngoại quốc đang sống và làm việc dài hạn tại Nhật Bản lại tạo ra nhiều rủi ro cho cộng đồng hơn là một người bản địa trong quá trình di chuyển trong và ngoài nước.”
“Điều đó quá là nhiễu loạn,” “Đây là câu hỏi về đối xử bình đẳng” Moschetti bổ sung thêm.
Nhân tài nước ngoài đang có nhiều mối lo ngại
Tình trạng cấm nhập cảnh cũng làm dấy lên câu hỏi giữa những cư dân cư trú dài hạn tại Nhật Bản, bao gồm những người có trình độ học vấn và có tay nghề cao- những người dân nhập cư mà chính phủ muốn thu hút.
Amelie Le Boeuf, một cư dân gốc Pháp nhập cư vào Nhật Bản được 7 năm, hiện đang làm việc như một điều phối viên chương trình nghiên cứu, cho biết rằng tình trạng này khiến cô ấy và người chồng Nhật Bản của mình phải suy nghĩ lại về việc tiếp tục sống tại đây.
“Tôi rất không bằng lòng về việc vẫn phải nộp thuế như một công dân Nhật Bản nhưng lại không được đối xử tương tự”, cô ấy nói. “Nhìn thấy cách mà những người bạn nước ngoài bị đối xử khiến tôi cảm thấy như thể chúng tôi chỉ là những con tốt trên bàn cờ, những công dân hạng hai, có thể bị loại bỏ bất kỳ khi nào Nhật Bản bước vào thời kỳ khủng hoảng.”
Joe Van Alstyne, người làm công việc tư vấn nhân sự tại Tokyo, đã sinh sống ở Nhật bản từ năm 2018 cũng đồng ý với quan điểm trên.
“Mặc dù không bị ảnh hưởng trực tiếp vì tới hiện tại tôi vẫn chưa có nhu cầu rời khỏi và quay lại Nhật Bản, nhưng tôi đã bắt đầu cân nhắc về việc cư trú tại đây.” anh ấy cho biết. “Rất nhiều người trong chúng tôi được cam kết sống ở đây và làm mọi thứ có thể để đóng góp một cách tích cực cho xã hội Nhật Bản. Nhưng hiện tại chúng tôi được đối xử không khác gì so với các khách du lịch thông thường, mặc dù chúng công việc buộc chúng tôi phải sinh sống ở đây.”
Sự không chắc chắn trong lệnh cấm tái nhập cảnh đã đặt ra rất nhiều vấn đề xoay quanh việc những người dân cư trú nước ngoài bị phân biệt đối xử, bao gồm khó khăn trong việc nhận thẻ tín dụng và nhà ở, cảnh sát phân biệt chủng tộc và thiếu sự công nhận hợp pháp đối với các quan hệ đồng tính. Một số người nói rằng vấn đề này giống như là cọng rơm cuối cùng, họ tin rằng nó có thể tác động tới khả năng thu hút các nhân tài từ nước ngoài của Nhật Bản trong tương lai.
“Có rất nhiều người, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, thực sự thích Nhật Bản, và nếu có nhiều cơ hội tốt, thì họ sẽ yêu thích công việc ở đây” – Giám đốc điều hành Coral Capital và đối tác sáng lập James Riney chia sẻ. “Sẽ có rất nhiều tài năng được tiếp cận nếu Nhật Bản chào đón hơn,” tuy nhiên thực tế lệnh cấm lại là một lá cờ đỏ đối với nhân tài đến từ các quốc gia.
Riney chia sẻ thêm rằng trong khi Nhật Bản đang cố gắng tranh giành vị trí Khu vực trụ sở chính – được cho là sẽ rời khỏi Hong Kong vì lý do khủng hoảng, thì nhiều các trung tâm khu vực cạnh tranh hơn có thể sẽ chiến thắng.
“Nếu các cư dân nước ngoài được đối xử không công bằng trong thời kỳ diễn ra khủng hoảng, thì đây chính là một công cụ phá vỡ giao dịch”, theo Riney.
Một nhóm khác mà Nhật Bản đang tìm kiếm để thu hút thời gian gần đây là những doanh nhân không phải người Nhật, những người đang tìm cách thành lập các công ty mới. Tuy nhiên, bầu không khí không chắc chắn được tạo ra bởi lệnh cấm tái nhập cảnh đã đóng vai trò như một sự đối trọng đối với những nỗ lực ấy. Doanh nhân Ollie Horn, một người gần đây vẫn sống ở Fukuoka, nói rằng “chính sách khích lệ đối với các doanh nhân không phải người Nhật ví dụ như: các ưu đãi thuê thương mại, đề cử VC, dịch vụ visa nhanh chóng… là vô nghĩa nếu một ngày bạn không thể điều hành doanh nghiệp của mình chỉ vì ý tưởng chợt nảy ra của một quan chức nhập cư.
Thêm vào đó, những doanh nhân không phải người Nhật tại nước này đang suy nghĩ về tình huống của bản thân họ. Một doanh nhân người Mỹ giấu tên cho biết: “Những bước đi của Nhật Bản thực sự cho thấy rõ rằng Nhật sẽ không phải là một ngôi nhà lâu dài dành cho tôi và gia đình. Nó làm thay đổi quy mô đầu tư của tôi tại Nhật. Hiện tại, tôi không biết nhiều về quy mô của một đội nhóm ở Nhật Bản và tôi sẽ tìm kiếm các địa điểm khác để thành lập một trụ sở quốc tế.”
Mong muốn về một sự chắc chắn
Chính phủ cho phép các trường hợp ngoại lệ đối với lệnh cấm tái nhập cảnh vì lý do nhân đạo, ví dụ như khi ai đó cần tới thăm người thân bị bệnh nặng hoặc tham dự một đám tang. Các quyết định được đưa ra trên cơ sở từng trường hợp cụ thể, tuy nhiên, điều đó là không chắc chắn và không đủ độ tin cậy.
“Các hướng dẫn của chính phủ thiếu sự rõ ràng về việc ai sẽ được đảm bảo quay lại Nhật Bản” LaFleur nói. “Đây là vấn đề cho các cá nhân và các hãng hàng không – làm sao để họ biết ai sẽ được phép quay lại?
Riney tin rằng các ngoại lệ nhân đạo là câu hỏi không có đáp án, đây cũng chính là một ‘lối thoát dễ dàng’ cho chính phủ. Cách tiếp cận hiện tại để lại “rất nhiều sự mơ hồ, và khi nói đến việc đầu tư tiền bạc, cuộc sống và công việc kinh doanh, bạn sẽ không muốn có sự mơ hồ như vậy”
LaFleur nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì “các nguyên tắc của con đường là công bằng và hợp lý” và “tính minh bạch và có thể dự đoán là hai yếu tố vô cùng quan trọng”
Colin P.A.Jones, người phụ trách Japan Times, một giảng viên luật tại trường đại học Doshisha, cho biết rằng lệnh cấm tái nhập cảnh không chỉ là một động thái bất ngờ của Nhật.
“Các tòa án luôn luôn rõ ràng rằng những người không phải người Nhật xét về mặt hiến pháp thì không được bảo vệ về quyền tạm trú, tức là không được tạm rời khỏi đất nước và quay lại một cách tự do”. “Những gì chúng ta thấy hiện tại chỉ là biểu hiện của một câu hỏi pháp lý cơ bản luôn tồn tại đối với những cư dân không phải người Nhật: Mức độ an toàn khi đầu tư thời gian, năng lượng, nguồn vốn vào Nhật Bản nếu đột nhiên bạn không thể đặt chân vào (hoặc quay trở lại) đất nước này?
Cuộc khủng hoảng COVID-19 đang buộc các cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài phải vật lộn với vấn đề này một lần nữa, và cuối cùng là phụ thuộc vào quyết định của chính phủ. Như Hội đồng doanh nghiệp Châu Âu tại Nhật Bản, ông Moschetti đã nói rằng: “Làm sao mà mọi người có thể tới Nhật Bản làm việc nếu họ biết rằng Nhật Bản sẽ đóng cửa vào một thời kỳ khủng hoảng trong tương lai?
Theo Japan Times