Khi đại dịch Covid khiến nhiều thương hiệu thời trang phá sản hoặc phải lên kế hoạch đóng bớt cửa hàng thì Uniqlo vẫn kinh doanh ổn định. Đâu là cách mà ông chủ Tadashi Yanai chèo lái con thuyền Uniqlo vượt qua những sóng gió trong thời kỳ khó khăn này? Câu trả lời có thể được tìm thấy trong buổi phỏng vấn mới đây của Nikkei Asia với ông chủ của Fast Retailling, công ty mẹ của Uniqlo.
Ông chủ của Unilqo xuất hiện trong buổi phóng vấn với chiếc khẩu trang và bộ trang phục đơn giản với sơ mi trắng và áo khoác mỏng ở phòng họp báo được trang trí bởi bức hoành phi với khẩu hiệu “Số một thế giới” được viết bằng thư pháp Nhật. Dù là tỷ phú số một Nhật Bản theo Forbes nhưng ông Yanai luôn xuất hiện trong những bộ trang phục đơn giản thường ngày – một phong cách đậm tính Uniqlo. Dưới sự dẫn dắt của ông thì Uniqlo đã trở thành một thương hiệu đại diện cho nước Nhật, bạn sẽ khó mà tìm được ai sống ở Nhật mà chưa từng mặc một món đồ của Uniqlo trên người.
Kim chỉ nam trong triết lý kinh doanh của Yanai xoay quanh tính thường ngày của trang phục. Từ những năm 1980 khi Uniqlo mới chỉ có 4 cửa hàng thì ông đã hướng tới việc bán những món đồ hàng ngày để người ta có thể mặc mọi lúc, mọi nơi. Nam hay nữ, người lớn hay trẻ em, tất cả đều có thể mua một lượng lớn quần áo thường ngày của Uniqlo. Ngày nay Uniqlo đã có hơn 2200 trên toàn thế giới và xếp hạng 3 trong ngành công nghiệp bán lẻ thời trang. Ông Yanai tâm niệm: “Thời đại mà mọi người nỗ lực hết mình vì sự giàu có vật chất và ăn mặc để gây ấn tượng với người khác. Bây giờ mọi người muốn những bộ quần áo cho phép họ sống một lối sống chất lượng cao”.
Dòng sản phẩm LifeWear của Uniqlo được xây dựng dựa trên lý tưởng đó hóa ra lại trở nên đặc biệt phù hợp với bối cảnh đại dịch năm nay: khẩu trang thoáng khí, quần thể thao thân thiện với tình huống phải cách ly… Uniqlo cũng đang tích cực tiếp thị các sản phẩm quần áo thường ngày dành cho những người làm việc tại nhà. Ông Yanai cho rằng Covid là một cuộc khủng hoảng lớn với kinh tế toàn cầu nhưng cũng mở ra các cơ hội mới. Ví dụ tiêu biểu là khẩu trang AIRism, sản phẩm chủ lực của Uniqlo trong đại dịch.
Trong bối cảnh nhiều nhà bán lẻ quần áo phá sản bởi Covid, Fast Retailling cũng buộc phải đóng cửa một số cửa hàng trong quý 2 và dự báo doanh thu sẽ giảm so với năm trước. Tuy nhiên Uniqlo vẫn kinh doanh được nhờ những khách hàng trung thành kiên trì mua sắm. Khách hàng của Uniqlo cho rằng sản phẩm của hãng có giá cả hợp lý và phù hợp với việc không cần phải ra ngoài chưng diện nhiều trong năm nay. Doanh số của Uniqlo tại nhật trong tháng 6 đã tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái và đà tăng trưởng kéo dài tới tháng 9. Uniqlo vẫn kiên trì việc pha trộn hai mô hình bán hàng online và các cửa hàng truyền thống. Uniqlo cũng thử nghiệm thành công một siêu cửa hàng ở Harajuku với sự hỗ trợ của 200 màn hình gợi ý cách phối đồ cho khách hàng.
Theo ông Yanai thì Uniqlo sẽ có một số điều chỉnh đối với các cửa hàng truyền thống khi phải đối mặt với đại dịch. Khoảng một phần ba trong số hơn 800 cửa hàng Uniqlo ở Nhật sẽ được cải tiến về thiết kế hoặc đổi địa điểm để phù hợp với thói quen mua sắm của người Nhật là mua sắm ở các khu dân cư quanh nhà. Uniqlo cũng sẽ có xu hướng mở nhiều trung tâm bán lẻ đến các vùng ngoại ô hơn. Trong tương lai, ông lớn của ngành bán lẻ cũng sẽ định hình thương hiệu của một “doanh nghiệp bán lẻ kỹ thuật số tiên tiến” với việc tận dụng công nghệ cao trong việc bán hàng và xây dựng chuỗi cung ứng. Việc phát triển này là tất yếu dù Covid có xuất hiện hay không.
Theo Nikkei Asia, VnExpress, Bloomberg