Theo như số liệu thống kê trong vòng 1 tuần, từ ngày 26/11đến ngày 2/12, số ca mắc Covid 19 được ghi nhận tại Osaka là 2560 ca, tại Hyogo là 845 ca, trong khi đó người láng giềng Kyoto chỉ ghi nhận 162 ca. Nếu quy đổi trên quy mô dân số, tỉ lệ mắc tại Osaka là 0.290/1000 dân, tại Hyogo là 0.155/1000 dân, và ở Kyoto chỉ là 0,063/ 1000 dân. Kyoto có vẻ đang làm rất tốt trong việc kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.
Một nghi vấn được đặt ra là: Phải chăng số lượng xét nghiệm PCR tại Kyoto chưa đủ? Trong vòng một tuần từ ngày 25/11 đến ngày 1/12, tại Kyoto, trung bình mỗi ngày có 641 người được xét nghiệm. Cùng thời gian đó, tại Osaka là 4257 người, tại Hyogo là 1460 người. Tính theo tỉ lệ xét nghiệm trên đầu người, tỉ lệ xét nghiệm tại Kyoto chỉ bằng một nửa so với Osaka, tuy nhiên lại ngang bằng so với Hyogo. Do vậy tỉ lệ xét nghiệm tại Kyoto không hẳn là thấp.
Vậy, nguyên nhân nào khiến cho thành phố này có thể trụ vững trước làn sóng dịch mới đang lan tràn tại nhiều nơi trên toàn nước Nhật?
Khu vực trung tâm thành phố có quy mô nhỏ
Cần phải khẳng định rằng, khu vực phía nam và phía tây của Osaka, hay khu vựa trung tâm Tokyo đều là những nơi cực kì sầm uất, tập trung nhiều tụ điểm ăn uống, vui chơi khiến cho chúng trở thành nơi có nguy cơ bùng phát dịch rất cao. Trong khi đó, trung tâm cố đô Kyoto có quy mô nhỏ hơn nhiều. Tại Nhật Bản, người ta ghi nhận rất nhiều những mô hình lây lan theo dạng: Một người sau khi bị nhiễm covid tại các tụ điểm ăn uống tiếp tục trở thành nguồn cơn lây cho nhiều thành viên trong gia đình và ra cộng đồng. Tuy nhiên, tại Kyoto, gần đây không ghi nhận những điểm bùng phát quy mô lớn nào.
Vai trò của các biện pháp chống dịch như rửa tay và đeo khẩu trang
Người ta nói rằng, để đạt được kết quả trên, không thể không nhắc đến vai trò của các cơ quan đảm nhiệm công tác chống dịch cũng như những nỗ lực của hệ thống y tế. Từ 22/11 đến 25/12, tại Kyoto đã xuất hiện các ca nhiễm Covid tại 4 cơ sở y tế. Ngay sau khi nhận được thông báo, Sở y tế thành phố đã cử các đội chuyên gia đến các cơ sở y tế phát hiện ca nhiễm và có những chỉ đạo kịp thời. Song song với đó là khoanh vùng và tích cực thực hiện các biện pháp chống dịch cấp 2, cấp 3. Chính nhờ những hành động nhanh chóng, kịp thời và phối hợp triệt để của nhiều ban ngành cũng như ý thức phòng bệnh cao độ của người dân Kyoto khiến khiến dịch bệnh không có cơ hội lây lan.
Chủ tịch hiệp hội Y khoa Kyoto Matsui cũng đã phát biểu : “Không thể để ngành y tế bị thất thủ trước dịch bệnh”. Đồng thời kêu gọi người dân tiếp tục tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch như rửa tay và đeo khẩu trang.
Tham khảo:
https://www.kyoto-np.co.jp/articles/-/433724
https://www.pref.kyoto.jp/kentai/corona/hassei1-50.html