Theo nội dung chính trong bài phát biểu của hội đồng chuyên gia tư vấn các vấn đề liên quan đến chống dịch trình lên chính phủ trong cuộc họp ngày mùng 6 dẫn lại bởi Asahi Shinbun thì việc ban bố lại tình trạng khẩn cấp tại khu vực thủ đô Tokyo và rút ngắn thời gian phục vụ tại các nhà hàng có lẽ chưa đủ để có thể ngăn chặn sự lây lan của COVID 19.là chưa đủ. Theo đó Nhật Bản cần phải tiến hành các biện pháp mạnh mẽ hơn như hạn chế di chuyển, giảm tiếp xúc giữa người với người.
Nhóm chuyên gia phân tích : ” Hiện tại hệ số lây nhiễm tức là trung bình một người mắc bệnh có thể lây cho bao nhiêu người xét tại khu vực Tokyo là lớn hơn 1, thể hiện mức độ lây lan rất mạnh tại khu vực này. Chủ tịch Takaji Wakita, Giám đốc Viện Các bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, chỉ ra rằng “Hiện tại các biện pháp tại khu vực thủ đô là chưa đủ.”
Việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp, lấy trọng điểm là lùi thời gian phục vụ tại các nhà hàng từ 10 giờ xuống 8 giờ tối, chính phủ Nhật Bản đang nhắm đến mục tiêu giảm mức độ lây lan xuống tương đương “Giai đoạn 3”, và số ca mắc mỗi ngày tại Tokyo giảm xuống dưới 500 người. Tuy nhiên, theo mô phỏng do ông Hiroshi Nishiura, Giáo sư Đại học Kyoto (Khoa Truyền nhiễm và Dịch tễ) bằng biện pháp như rút ngắn thời gian phục vụ tại các nhà hàng có thể làm giảm hệ số lây ở Tokyo từ mức hiện tại là 1,1 xuống 0,99. Như vậy vào cuối tháng 2, số ca mắc được dự đoán gần như không đổi là vào khoảng 1.300 ca mỗi ngày.
Mặt khác, nếu có thể giảm hệ số lây xuống 35% tức là còn 0,72 thì chúng ta hoàn toàn có thể đặt mục tiêu số người lây nhiễm hằng ngày xuống còn 100 người, từ tiêu chuẩn “Giai đoạn 3” xuống “Giai đoạn 2”, vào ngày 25/2. Để đạt được mục tiêu này, ngoài các biện pháp đối với các nhà hàng, chúng ta cần có các biện pháp nghiêm ngặt hơn như hạn chế ra ngoài khi không cần thiết, giống với chính sách giai đoạn tháng 4, tháng 5 năm ngoái. Sau cuộc họp, ông Nishiura nói: “Quy tắc là cần đưa ra được biện pháp gì càng mạnh càng tốt để thu được kết quả ngay trong thời gian ngắn. Bởi vì càng nhiều người nhiễm bệnh, càng khó dập dịch”. Ông Kamayachi Satoshi – Giám đốc điều hành Hiệp hội Y khoa Nhật Bản cũng chỉ ra nếu chỉ dựa vào biện pháp rút ngắn thời gian phục vụ tại các nhà hàng có lẽ là không ổn. Ít nhất phải chờ từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng. Ông nhấn mạnh: “ Điểm mấu chốt là chúng ta phải kiểm soát được sự ra vào của người dân qua các khu vực bị lây nhiễm.”