Những năm gần đây, việc sử dụng “biệt danh” để gọi bạn bè một cách thân mật đã dần biến mất khỏi các trường học ở Nhật. Trước đây trẻ em Nhật Bản thường hay goi nhau bằng biệt danh. Tuy nhiên, “Luật Tăng cường các biện pháp phòng chống bạo lực học đường” có hiệu lực từ năm 2013 đã thúc đẩy việc các trường tiểu học hướng dẫn học sinh rằng cần phải xưng hô với bạn bè bằng cách thêm “san” vào sau tên người được gọi. Mục đích của việc này là ngăn chặn việc bắt nạt, và bắt nguồn từ quan điểm công bằng trong giáo dục.
Trước mặt giáo viên, cả bé nam và bé nữ, đều sẽ thêm “san” sau tên để xưng hô trong khi bạn bè cùng trang lứa thì gọi nhau bằng tên riêng. Một bà mẹ 48 tuổi có hai con gái học tiểu học ở Osaka trả lời phóng viên của Sankei “Thực ra có biệt danh riêng cũng là một trải nghiệm thú vị, tuy nhiên thật tồi tệ khi bị gán một biệt danh đáng ghét nào đó. Vì vậy có lẽ việc cấm gọi bạn bè bằng biệt danh là việc làm tốt hơn hết.”
TJapan Trend Research, kênh chuyên thực hiện các cuộc khảo sát trực tuyến, đã thực hiện một cuộc khảo sát trên Internet với 1.400 người cả nam và nữ vào tháng 11và phát hiện ra rằng 18,5% số người được hỏi đồng ý với quy định cấm của các trường tiểu học. 27,4% “phản đối” và hơn một nửa, 54,1%, trả lời “Không đồng ý cũng không phản đối”. 69% số người được hỏi cho biết họ có biệt danh khi còn học tiểu học, và 36,7% trong số họ nói ghét biệt danh mà mình bị gán cho. Nhiều người chia sẻ một cách tiêu cực rằng “những biệt danh đó có ý khinh thường hoặc châm chọc một đặc điểm ngoại hình nào đó của họ” hay là “cái tên đó là tốt hay xấu còn phụ thuộc người nói nó là ai.” Ngược lại, cũng có những người tích cực nói rằng: “Việc gọi nhau bằng biệt danh nghe gần gũi hơn và nó xóa đi khoảng cách giữa bạn bè”.
uy nhiên sau nhiều năm trôi qua, thực tế tình trạng bạo lực học đường vẫn không hề có dấu hiệu cải thiện. Một giáo viên ở tỉnh Hyogo khẳng định rằng “Việc này chỉ làm mất đi những cách gọi ác ý chứ không không hề làm giảm nạn bắt nạt”. Thực tế, theo khảo sát của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ, năm 2019, số trường hợp bị bắt nạt được báo cáo đã tăng 68.563 vụ so với năm trước, và đạt mức cao kỷ lục 612.496 vụ. Đặc biệt việc “Bắt nạt trên mạng” theo hình thức bịa đặt, nói xấu, chỉ trích trên điện thoại di động tiếp tục gia tăng.
Theo Sankei, Yahoo News