Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết tàu vũ trụ BepiColombo hợp tác của châu Âu – Nhật Bản đã gửi lại những hình ảnh đầu tiên của sao Thủy, hành tinh gần nhất với mặt trời, đánh dấu sứ mệnh 3 năm của con tàu không người lái này.
ESA đã công bố những bức ảnh đen trắng đầu tiên về bề mặt sao Thủy chụp từ độ cao 199km. Hình ảnh được ghi lại ở phần tối của sao Thủy nằm ở bắc bán cầu. Hình ảnh cho thấy những miệng núi lửa lớn và một khu vực đang ngập trong dung nham.
Đơn vị quản lý sứ mệnh không gian này cho biết mục đích của tàu vũ trụ BepiColombo là nghiên cứu toàn diện những thông tin về hành tinh bí ẩn này này từ lõi của sao Thúy cho đến bề mặt, từ trường và ngoại quyển nhằm “để hiểu rõ hơn về nguồn gốc và sự tiến hóa của một hành tinh gần với ngôi sao mẹ của nó”.
Cùng với trái Đất, sao Thủy cũng là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời có từ trường. Từ trường sao Thủy được tạo ra bởi một lõi chất lỏng dù với kích thước của nó, đáng lẽ sao Thủy phải trở nên lạnh và rắn như sao Hỏa. Sự bất thường này được các nhà thiên văn học dự đoán có thể do một số thành phần đặc biệt trong lõi sao Thủy mà các thiết bị của BepiColombo sẽ đo lường với độ chính xác cao nhất từ trước tới giờ.
Bề mặt sao Thủy cho thấy sự cực đoan trong khí hậu khi có những ngày nắng nóng tới 430 độ C và cả những đêm băng giá ở -180 độ C. Trên bề mặt sao Thủy cũng có dấu tích của những lõm sâu trên miệng núi lửa ở các cực. Các nhà khoa học suy đoán hiện tượng này có thể được sinh ra bởi việc sao chổi đâm vào.
Theo AFP. Japan Today