Nhà Nobel vật lý Shuji Nakamura chê Nhật Bản đủ thứ

Đăng ngày 31/01/2015 bởi iSenpai

Nhật Bản trong con mắt nhà Nobel vật lý 2014 vô cùng tệ hại, đến mức ông khuyên các công dân Nhật hãy ra nước ngoài sinh sống và làm việc, còn nền kinh tế Nhật thì phải sụp đổ đã rồi mới nói đến cải tổ.

 

Shuji Nakamura cùng với các đồng nghiệp Nhật Bản là Hiroshi Amano và Isamu Akasaki đã đạt giải thưởng Nobel vật lý năm 2014 cho sáng chế đèn diode phát sáng xanh (LED). Sáng chế này từng là trung tâm của vụ tranh chấp bản quyền từ cách đây hơn một thập kỷ, thời điểm Nakamura rời khỏi Nhật Bản. Tại cuộc họp báo ở Nhật Bản, cuộc họp báo đầu tiên ở quê hương sau khi ông nhận huy chương ở Stockholm (Thụy Điển), Nakamura đã chỉ trích gay gắt cách Nhật Bản đối xử với những người đi tiên phong trong công nghệ và một nền giáo dục yếu kém.

Ủy ban Giải thưởng Nobel đánh giá sáng chế đèn LED xanh là một giải pháp mới, hiệu quả và thân thiện để “soi sáng thế giới”. Thời còn công tác tại trường đại học Nagoya ở Nhật vào cuối những năm 1980, Amano và Akasaki đã đặt nền móng cho sáng chế này, khi sử dụng vật liệu gallium-nitride, một loại vật liệu cực kỳ khó dùng, để phát ra ánh sáng xanh mờ. Đến năm 1993, Nakamura, chỉ có bằng thạc sỹ, đã làm việc hết sức mình tại một nhà sản xuất hóa chất chuyên môn nhỏ ở vùng Shikoku xa xôi, đã vượt mọi thách thức, sáng chế ra đèn LED sáng xanh có tiềm năng thương mại hóa cao.

Đầu những năm 2000, Nakamura bất mãn với sếp của ông, và có vẻ là bất mãn với cả đất nước Nhật Bản. Dựa theo một điều khoản trong luật bản quyền của Nhật, điều 35, phân công các bản quyền cho nhà đầu tư tư nhân, Nakamura đã làm một việc chưa từng có là kiện người sếp cũ vì đã ăn chia lợi nhuận từ sáng tạo của ông. Cuối cùng, ông đồng ý với số tiền được tòa án dàn xếp là 8 triệu USD, sau đó chuyển đến trường Đại học California, Santa Barbara (UCSB), và trở thành một công dân Mỹ. Trong suốt thời gian này, ông đã chua chát than phiền về cách đối xử của Nhật với các nhà đầu tư, về hệ thống giáo dục của đất nước và về các thủ tục pháp lý.

Trong chuyến thăm Nhật Bản tuần qua, Nakamura, giờ đây đã 60 tuổi, và vẫn công tác tại UCSB, đã có một cuộc họp báo. Tại đó, ông được hỏi về môi trường nghiên cứu của Nhật Bản trước việc đoạt giải Nobel của ông. Sau đây là tóm tắt phần trả lời của ông được trang Science Mag đăng tải:

Nhật Bản có thay đổi gì trong việc đối xử với các nhà đầu tư đạt giải: trước vụ kiện của tôi, mức phí đền bù phổ biến cho các nhà đầu tư là khoản thưởng đặc biệt khoảng 10.000 USD. Nhưng sau vụ kiện của tôi, tất cả các công ty đã thay đổi mục tiêu. Những công ty tốt nhất trả một phần trăm nào đó tiền phí bản quyền cho nhà đầu tư. Chẳng hạn, một công ty dược lớn trả 10 triệu USD hay 20 triệu USD. Vấn đề hiện nay là chính phủ Nhật muốn xóa bỏ điều luật 35 và chỉ cấp bản quyền cho các công ty. Nếu chính phủ thay đổi luật bản quyền, nghĩa là sẽ không còn khoản thù lao nào cho các nhà đầu tư. Trong trường hợp đó, tôi khuyến nghị các nhân viên Nhật Bản hãy ra nước ngoài.

Tại sao các công ty Nhật lại mất dần giá trị trên thị trường quốc tế: Nhật Bản rất tốt trong khoản sản xuất sản phẩm – như bán dẫn, ĐTDĐ, TV, pin mặt trời. Nhưng họ chỉ có thể bán trong nước. Họ không thể bán ra nước ngoài. Tính toàn cầu hóa của Nhật rất kém. Lý do có thể là vì khó khăn trong ngôn ngữ. Người Nhật nói tiếng Anh rất tệ.

Về nền giáo dục của Nhật Bản và châu Á: Hệ thống thi đầu vào của Nhật rất kém. Trung Quốc, Nhật hay Hàn Quốc đều như nhau. Với các học sinh trung học, mục tiêu học hành của các em là vào các trường đại học nổi tiếng. Tôi nghĩ hệ thống giáo dục châu Á chỉ là sự lãng phí thời gian. Những người trẻ nên học những thứ khác.

Về tòa án Nhật Bản: Hệ thống pháp lý của Nhật tệ nhất trên thế giới. Nếu có một vụ kiện ở Mỹ, điều đầu tiên là quá trình điều tra. Chúng ta phải cung cấp mọi bằng chứng cho luật sư. Tại Nhật Bản, không có quá trình này. Nếu có kiện tụng, chúng ta phải giấu mọi bằng chứng xấu. Tiếp theo, tại Nhật Bản, quan tòa không thể tìm ra bằng chứng bên nào xấu. Không có bằng chứng, quan tòa thích sự giàn xếp thỏa hiệp hơn. Đó là lý do với các vụ kiện về sở hữu trí tuệ, các công ty đều đến với Mỹ.

Về công cuộc cải tổ kinh tế và giáo dục ở Nhật: Tôi nghĩ trừ phi nền kinh tế Nhật sụp đổ, nếu không sẽ chẳng có cải tổ nào xảy ra. Cũng giống như sau chiến tranh thế giới thứ 2, mọi thứ đã thay đổi bởi vì Nhật Bản đã sụp đổ. Theo tôi, trước tiên Nhật phải sụp đổ về kinh tế đã.

Theo Sciencemag/ Hoàng Lan

Trả lời