Câu chuyện cậu bé học sinh tiểu học “ước mình trở thành một chiếc smartphone” gây xúc động ở Nhật

Đăng ngày 21/01/2016 bởi iSenpai

Có thể bạn sẽ nghĩ: “Hài thật! Có điều gì đáng buồn khi một đứa trẻ muốn trở thành một chiếc smartphone?”.
Nhưng hãy đọc câu chuyện hiện đang được chia sẻ rất nhanh trên cộng đồng mạng nước Nhật:

‘Một đêm nọ có một cặp vợ chồng mệt mỏi ngồi ở phòng khách sau bữa tối. Người vợ là giáo viên tiểu học, cô phải chấm điểm cho học sinh một bài tập viết về những điều chúng ước muốn. Người chồng ngồi cạnh và nghịch smartphone để thư giãn sau một ngày dài. Ngay khi người vợ nghĩ rằng mình đã chấm xong bài thì cô nhận ra mình đã để sót một bài. Trong đó viết:

“Mơ ước của con là trở thành một chiếc smartphone. Con ước thế vì bố mẹ con thật sự rất yêu smartphone.
Bố và mẹ chỉ quan tâm đến điện thoại và đôi khi bỏ quên con.
Khi bố mẹ trở về nhà mệt mỏi sau khi làm việc, bố mẹ chỉ chơi với điện thoại mà không chơi với con. Kể cả khi họ đang làm một việc quan trọng mà chuông điện thoại rung lên thì họ cũng nhấc máy ngay. Nhưng bố mẹ không làm thế với con thậm chí khi con khóc.
Bố mẹ chơi trò chơi với điện thoại, không phải với con. Khi bố mẹ nói chuyện điên thoại, bố mẹ bảo con im lặng và đi chỗ khác khi con muốn kể lại những chuyện làm con thấy vui.
Vậy nên con mơ ước trở thành một chiếc smartphone bởi vì có thể bố mẹ sẽ yêu con như yêu chiếc điện thoại của mình.

Người vợ vừa đọc vừa khóc. Chồng cô hỏi lý do và cô đưa cho anh đọc bài văn. Anh đọc nhanh rồi hỏi có phải của học sinh của cô viết không.
Người vợ nhận ra bài văn đó được ai thêm vào và trả lời: “Không phải học sinh của em viết. Đó là con trai mình.”

 

Câu chuyện này có thể không có thật nhưng nó vẫn chỉ ra những vấn đế khiến người ta xúc động. Trẻ em sẽ nhạy cảm khi thấy mình bị bỏ mặc, nhất là khi người bỏ mặc chúng là cha mẹ.
Dưới đây là nhận xét của một số cư dân mạng Nhật

“Chuyện này xảy ra với rất nhiều bậc cha mẹ bây giờ.”
“Tôi-tôi không khóc, những giọt nước lăn trên smartphone của tôi chỉ là hình nền thôi!”
“Với nhà tôi thì tôi muốn mình thành cái TV.”
“Tôi đồng cảm với đứa trẻ vì tôi thấy nhiều cha mẹ chỉ nhìn cái điện thoại thay vì con mình”
“Phụ huỳnh nên nhở rằng chỉ chia sẻ không gian là không đủ. Con cái còn cần cả sự tương tác.”

Kể cả đây có là một chuyện hư cấu thì nó cũng đã thức tỉnh được một số bậc phụ huynh và khiến họ rời chiếc smartphone để chơi cùng con mình. Và như thế thì không còn ai quan tâm đến tính thực hư của câu chuyện nữa, nó đã thành công!

H.M (Tổng hợp từ Rocketnews24h, Gunosy)

Trả lời