Giới chức Nhật Bản vừa tổ chức lục soát trụ sở nhà sản xuất ô tô Mitsubishi sau khi hãng này vướng phải bê bối gian lận kiểm tra nhiên liệu của hơn 600.000 ô tô.
Mitsubishi Motors vừa khiến cả thế giới choáng váng khi chính thức thừa nhận gian dối về kết quả kiểm tra nhiên liệu đối với hơn nửa triệu chiếc ô tô.
Lãnh đạo tập đoàn Mitsubishi cúi đầu nhận lỗi ngày 20/4.
|
Theo công bố, khoảng 625.000 chiếc ô tô do Mitsubishi Motors sản xuất ra trong 3 năm qua đã bị khai gian số liệu về tiết kiệm nhiên liệu khoảng 10%. Khoảng 75% trong số ô tô trên được cung cấp cho Nissan.
Chủ tịch Mitsubishi Motors Corp – Tetsuro Aikawa thừa nhận một số quản lý và nhân viên đã cố ý làm trái các quy định của công ty về mức tiết kiệm nhiên liệu. Ông Tetsuro Aikawa cũng đã cúi đầu xin lỗi về bê bối gian lận này.
Chính quyền Nhật Bản đã đưa ra hạn cuối để hãng này trình báo cáo về kết quả kiểm tra nhiên liệu chính thức là ngày 27/4 tới.
Chủ tịch nội các Nhật Yoshihide Suga cho biết: “Dựa trên những tài liệu từ vụ lục soát và báo cáo của công ty, chúng tôi sẽ công khai quy mô vụ gian lận sớm nhất có thể… Chúng tôi sẽ giải quyết vụ việc với kỷ luật siết chặt, nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng sử dụng xe của hãng”.
Số liệu thống kê ban đầu cho thấy những gian dối về mức tiêu thụ nhiên liệu tập trung vào khoảng 2 dòng xe bao gồm Mitsubishi eK Wagon và eK Space mà sau đó Nissan bán ra thị trường dưới thương hiệu Dayz và Dayz Roox. Nissan có 468.000 xe bị ảnh hưởng. Tất cả các xe này được tiêu thụ trên thị trường Nhật.
Bị phát hiện gian dối về mức tiêu thụ nhiên liệu đồng nghĩa với việc Mitsubishi Motors sẽ phải hoàn trả toàn bộ số tiền hoàn thuế của 625.000 chiếc xe mà hãng đã nhận từ chính phủ Nhật. Ngoài ra, công ty cũng đang phải tiến hành kiểm tra đối với các dòng xe đã xuất ra thị trường nước ngoài.
Akira Kishimoto, một nhà phân tích tại JPMorgan cho biết, vụ bê bối có thể gây thiệt hại hơn 500 tỷ Yên (450 triệu USD) cho Mitsubishi, bao gồm bồi thường khách hàng, thay thế bộ phận và bồi thường cho Nissan.
Cổ phiếu hãng Mitsubishi đã giảm 15% trong phiên giao dịch ngày 20/4, khi tin tức bê bối mới xuất hiện.
Năm 2014, hãng sản xuất xe Hàn Quốc Hyundai với bê bối tương tự đã phải trả án phạt lên tới 350 triệu USD. Vụ việc này cũng gợi nhớ tới bê bối gian dối về số liệu khí thải của Volkswagen AG vào năm 2015. Lúc đó, hãng này phải thu hồi hàng triệu ô tô trên toàn cầu và dành ra 6,7 tỷ Euro để trang trải thiệt hại.
Chính quyền Nhật Bản đã đưa ra hạn cuối để hãng này trình báo cáo về kết quả kiểm tra nhiên liệu chính thức là ngày 27/4 tới.
Chủ tịch nội các Nhật Yoshihide Suga cho biết: “Dựa trên những tài liệu từ vụ lục soát và báo cáo của công ty, chúng tôi sẽ công khai quy mô vụ gian lận sớm nhất có thể… Chúng tôi sẽ giải quyết vụ việc với kỷ luật siết chặt, nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng sử dụng xe của hãng”.
Số liệu thống kê ban đầu cho thấy những gian dối về mức tiêu thụ nhiên liệu tập trung vào khoảng 2 dòng xe bao gồm Mitsubishi eK Wagon và eK Space mà sau đó Nissan bán ra thị trường dưới thương hiệu Dayz và Dayz Roox. Nissan có 468.000 xe bị ảnh hưởng. Tất cả các xe này được tiêu thụ trên thị trường Nhật.
Bị phát hiện gian dối về mức tiêu thụ nhiên liệu đồng nghĩa với việc Mitsubishi Motors sẽ phải hoàn trả toàn bộ số tiền hoàn thuế của 625.000 chiếc xe mà hãng đã nhận từ chính phủ Nhật. Ngoài ra, công ty cũng đang phải tiến hành kiểm tra đối với các dòng xe đã xuất ra thị trường nước ngoài.
Akira Kishimoto, một nhà phân tích tại JPMorgan cho biết, vụ bê bối có thể gây thiệt hại hơn 500 tỷ Yên (450 triệu USD) cho Mitsubishi, bao gồm bồi thường khách hàng, thay thế bộ phận và bồi thường cho Nissan.
Cổ phiếu hãng Mitsubishi đã giảm 15% trong phiên giao dịch ngày 20/4, khi tin tức bê bối mới xuất hiện.
Năm 2014, hãng sản xuất xe Hàn Quốc Hyundai với bê bối tương tự đã phải trả án phạt lên tới 350 triệu USD. Vụ việc này cũng gợi nhớ tới bê bối gian dối về số liệu khí thải của Volkswagen AG vào năm 2015. Lúc đó, hãng này phải thu hồi hàng triệu ô tô trên toàn cầu và dành ra 6,7 tỷ Euro để trang trải thiệt hại.
Tú Anh (Kinhtedothi)
Theo BBC/Bloomberg