Với “kinh nghiệm dày dạn” – một lịch sử hàng ngàn năm chung sống với động đất, sóng thần, núi lửa, người Nhật đã đúc kết được vô cùng nhiều những kinh nghiệm quý báu để ứng phó với động đất cũng như các thảm họa tự nhiên khác. Tuy nhiên cũng vì thế mà thông thường những kiến thức vể cách xử trí thảm họa như vậy sẽ rất tỉ mỉ và dài dòng, vì thế bạn không nên ỷ lại vào một quyển sách hay một trang web nào đó, mà hãy đọc nhiều lần ở nhiều nơi và cố nhớ lấy những kiến thức này. Nên nhớ, khi có thảm họa xảy ra, thiên nhiên sẽ không chờ bạn tra cứu bất cứ tài liệu nào.”
Bồn trũng Nam Hải (南海トラフ – Nankai trough) là một khu vực địa lý xảy ra nhiều trận động đất lớn từ lâu trong lịch sử Nhật. Với chu kỳ xảy ra động đất lớn (hơn cấp độ M7) là 90-150 năm (kể từ khoảng giữa thế kỷ 14 đến nay), lần gần đây nhất động đất lớn phát sinh ở khu vực này là năm 1946 (cấp độ M8.3). Tâm chấn động đất phát sinh tại khu vực này có thể gây ra rung lắc lớn ở các tỉnh: Shizuoka, Aichi, Mie, Wakayama, Nara, Tokushima, Kouchi, Kagawa, Oita, Miyazaki.
Hiệp hội giao lưu quốc tế tỉnh Kochi (thuộc vùng Shikoku, phía tây nam Nhật Bản) đã phát hành tài liệu cung cấp thông tin để chuẩn bị cho trận động đất tiếp theo có thể xảy ra ở khu vực này và dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó có tiếng Việt. Tài liệu không chỉ có thông tin về động đất ở Nankai-torafu mà còn có những thông tin vô cùng quan trọng về những điều cần làm để ứng phó với động đất. Hôm nay iSenpai xin trân trọng giới thiệu với các bạn tài liệu hướng dẫn này.
Không rõ bằng cách nào, nhưng các cơ quan nghiên cứu và theo dõi khí tượng địa chất ở Nhật đã xác định được số người tử vong cũng như các con số khác về thiệt hại của động đất Nankai – Torafu trong tình huống xấu nhất. Thông tin được công bố chính thức bởi tỉnh Kochi.
Khi động đất Nankai – Torafu xảy ra, các địa phương chịu ảnh hưởng của sóng thần có thể sẽ phải chịu những đợt sóng cao đến 35m – đối với những đợt đầu – và giảm dần xuống đến 15m đối với những đợt sau. Vì sóng thần có đặc điểm là đánh vào bờ sau đó rút, nhưng sẽ quay lại lần nữa, nên thời gian thực tế bạn cần đối phó với sóng thần có thể lên đến 12 giờ. Sóng đánh vào bờ sẽ gây ngập cao hơn 4m trong vòng 5 giờ đầu tiên kể từ thời điểm động đất, sau đó độ ngập sẽ giảm dần, tuy nhiên trong suốt quá trình đó các đợt sóng sẽ quay lại sau khoảng mỗi 40 phút cho đến khi tắt hẳn.
Nếu bạn có nhà và nhiều đồ nội thất, thiết bị gia dụng quý giá, nên tham khảo kỹ cách bảo vệ chúng để tăng độ an toàn cho chính bạn và gia đình cũng như giảm thiểu thiệt hai về vật chất khi xảy ra động đất
Người Nhật luôn tuyên truyền giáo dục cho các gia đình về việc đặt 1 “ba lô khẩn cấp” trong nhà, trong đó chứa thức ăn, nước uống và các vật dụng thiết yếu như dao, đèn pin… và để ở nơi dễ nhớ, để khi có trường hợp khẩn cấp chỉ việc lấy balô đó và chạy đến nơi an toàn, chứ không phải lục lọi sửa soạn đồ hay phải chạy ra khỏi nhà tay không. Hãy nhớ thảm họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngày hay đêm, khi nóng bức hay khi mưa rét, hay vào bất cứ thời điểm “nhạy cảm” nào khác, vì thế nên chuẩn bị thật
Trong việc dối phó với các thảm họa tự nhiên, việc liên lạc và giúp đỡ người thân, giúp đỡ người xung quanh là vô cùng quan trọng. Hãy chắc chắn rằng những khi đó bạn có đủ khả năng giao tiếp bằng tiếng Nhật để đưa ra những yêu cầu hay thông tin thiết yếu nhất.
Động đất có thể xảy ra bất cứ lúc nào, tùy từng trường hợp bạn sẽ phải có những cách đổi phó khác nhau. Câu hỏi đặt ra là, nếu giả sử động đất xảy ra khi bạn đang tắm hoặc đang trong WC bạn sẽ phải làm những gì? Hãy quan sát các tranh và đọc thông tin để tự rút ra kết luận cho mình nhé!
Hầu như tất cả các khu vực hành chính có dân cư sinh sống ở Nhật đều phải quy định một địa điểm tị nạn cho khu phố, hay đơn vị hành chính đó, để khi có thảm họa xảy ra mọi người sẽ tập trung ở đó cho đến khi nguy hiểm qua đi, tránh trường hợp một nơi tụ tập quá nhiều người trong khi những nơi khác lại có quá ít. Đồng thời, khi có động đất từng gia đình sẽ biết phải tìm người thân của mình ở đâu nếu không về lại được nhà. Hãy nhớ xác định xem địa điểm tị nạn gần nơi bạn ở nhất là ở đâu, và nhớ cả đường đi ngắn nhất – và thoáng nhất – để chạy đến đó khi cần.
Với “kinh nghiệm dày dạn” – một lịch sử hàng ngàn năm chung sống với động đất, sóng thần, núi lửa, người Nhật đã đúc kết được vô cùng nhiều những kinh nghiệm quý báu để đối phó với các thảm họa tự nhiên. Tuy nhiên cũng vì thế mà thông thường những kiến thức vể cách xử trí thảm họa như vậy sẽ rất tỉ mỉ và dài dòng, vì thế bạn không nên ỷ lại vào một quyển sách hay một trang web nào đó, mà hãy đọc nhiều lần ở nhiều nơi và cố nhớ lấy những kiến thức này. Nên nhớ, khi có thảm họa xảy ra, thiên nhiên sẽ không chờ bạn tra cứu bất cứ tài liệu nào.
Để đọc lại những thông tin trên trên điện thoại hay máy tính của bạn: có thể download file gốc của tỉnh Kochi phát hành tại đây.
Mr.Kro
Nguồn: trang chủ tỉnh Kochi (http://www.pref.kochi.lg.jp/)