Người Nhật tin rằng việc kết hợp Mottainai, Ikigai và Kakeibo thì trẻ em sẽ xây dựng được cuộc sống cân bằng, hiệu quả.
1. Mottainai: quan niệm Phật giáo về việc tận dụng tài nguyên
Thuật ngữ Mottainai mang ý nghĩa liên quan đến một quan niệm trong Phật giáo nói về sự hối tiếc của con người khi lãng phí tài nguyên xung quanh mình và nhắc nhở chúng ta”đừng lãng phí”. Mottainai khuyến khích học sinh tận dụng những gì trong khả năng để đạt được mục tiêu. Chẳng hạn học sinh Nhật Bản được dạy rằng tuy trường học không áp dụng những phương pháp giáo dục tân tiến nhất hoặc không có cơ sở vật chất tối tân luôn có sự tận tình của giáo viên và sự giúp đỡ giữa bạn bè.
Ngoài ra Mottainai còn giúp học sinh chuyển hoá những suy nghĩ tiêu cực thành ý chí tích cực để vượt qua khó khăn. Nếu điểm thi không cao thì học sinh Nhật Bản sẽ học cách nhìn nhận đó như là bước đệm để nỗ lực hơn nữa chứ không từ bỏ.
2. Ikigai: Lý do để sống
Ikigai là triết lý sống nổi tiếng tại Nhật Bản và nó được áp dụng cả trong môi trường giáo dục. Trong quan niệm của người Nhật, chúng ta sẽ trở nên hạnh phúc nếu tìm thấy và theo đuổi mục đích sống của riêng mình. Mỗi người sẽ đi tìm câu trả lời cho bốn câu hỏi: Bạn thích làm gì? Xã hội cần gì? Bạn có thể nhận được thu nhập từ điều gì? và Bạn giỏi làm gì?.
Sau khi trả lời được bốn câu hỏi trên,hiệu suất học tập cũng như thái độ, cảm xúc của học sinh cũng trở nên tốt hơn. Các em sẽ tìm đươcj định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình. Ikigai cũng giúp học sinh nhìn nhận những sự vật sự việc xung quanh từ nhiều chiều quan sát, biết trân trọng những điều nhỏ bé trong cuộc sống và chiều sâu tâm hồn, không tôn sùng vật chất.
3. Kakeibo: Nhật ký thu chi
Kakeibo là phương pháp quản lý chi tiêu được người Nhật ưa chuộng. Người thực hiện Kakeibo sẽ ghi lại thu nhập cố định hàng tháng để xác định số tiền dành cho việc chi tiêu, sau đó sẽ tiếp tục phân thành các khoản sinh hoạt nhỏ hơn. Ngoài ra người thực hiện cũng sẽ ghi ra một khoản tiết kiệm muốn để dành trong tháng và không đặt số tiền này vào các chi phí hàng tháng.3.
Học sinh sẽ theo dõi nhật ký thu chi của mình bằng cách chia số tiền có thể chi ra sau khi để riêng khoản tiết kiệm vào bốn cột, : Sinh hoạt, văn hóa giải trí, có thể tùy chọn (không nhất thiết phải tiêu mỗi tháng như đi chơi hay mua sắm) và chi phí phụ (dành cho những vấn đề phát sinh như sửa xe).
Với những người chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý tài chính như học sinh thì Kakeibo giúp các em quản lý lộ trình chi tiêu phù hợp nhằm học được cách tiết kiệm tiền ngay khi còn đi học.
Theo Study International (https://www.studyinternational.com/news/japanese-concepts/)