Cái giá của sự tiện lợi Nhật Bản: Khi du học sinh làm nhiều hơn học

Đăng ngày 25/04/2017 bởi iSenpai

Bài tường thuật của phóng viên Hifumi Okunuki (Japan Times, iSenpai lược dịch)

Bây giờ là nửa đêm ở cửa hàng tiện lợi cạnh nhà mà tôi thường ghé chân ở quận Shinjuku trung tâm Tokyo. Cửa hàng này mở cả ngày trong suốt 365 ngày trong năm.
Có một người thanh niên tôi mới thấy gần đây, anh ta đứng sau quầy thanh toán, dọn dẹp các kệ hàng, bưng bê những thùng đồ nặng, nấu ăn,… và luôn sử dụng kính ngữ từ irasshaimase (chào mừng quý khách) cho đến arigato gozaimasu (xin cảm ơn).
Có lần anh ta chạy theo chồng tôi vừa rời cửa hàng trên phố. Không phải vì khách hàng ăn trộm mà là vì chồng tôi quên mất việc lấy lại 40 yên tiền thừa nên anh chàng này nghĩ rằng mình nên chạy xuống phố và trả lại tiền cho khách.
Sajith Sampath, 26 tuổi, đến Nhật 2 năm trước từ Kurunegala, Sri Lanka, một thị trấn nhỏ cách thủ đô Colombo chừng 90km. Tên thị trấn có nghĩa là “voi đá” do hình dạng của nó tương tự với loài vật khổng lồ này.
Sampath rời quê hương với mơ ước trở thành một kỹ sư cơ khí ở Nhật. “Sau khi học xong công nghệ, tôi sẽ tở về Sri Lanka, tìm việc làm và giúp đỡ mẹ.” Anh ta vạm vỡ, nó tiếng Anh và tiếng Nhật nhỏ nhẹ và từ tốn.
Tuy nhiên trong 2 năm ở Nhật, Sampath vẫn chưa vươn được tới ngưỡng cửa của chuyện học hành. Ban đầu anh phải học tiếng Nhật, bao gồm cả đọc và viết, ở một trường tiếng – cùng lúc đó anh phải làm việc nhiều giờ đồng hồ đầu tắt mặt tối ở một cửa hàng tiện lợi, cả trong những ca đêm.
Khi tôi đến quầy thanh toán để hỏi chuyện Sampath, anh đang ở phía sau. Trong lúc chờ đợi, tôi nói chuyện với người đứng trông quầy thay anh. Thẻ tên của anh ta ghi là “đang kiến tập”, một từ bị lạm dụng ở Nhật dành cho những hành vi bóc lột, lạm dụng sức lao động và vi phạm nhiều quyền lợi chính đáng của ngừoi làm việc ở Nhật.
Người này cũng đến từ quê hương của Sampath và thực tế là bạn cùng lớp của anh. Anh ta tới Nhật sau Sampath nhưng nói to, rõ ràng và tự tin hơn.
Asanga Saradha Thathsara Thilakarathna, cũng 26 tuổi, mơ ước trở thành kỹ sư tin học và nói rằng mình muộn học ở đại học Tokyo. Tuy nhiên anh cũng phải học ở trường tiếng Nhật cho đến khi nói đủ lưu loát để thi vào trường.
Hiện tại anh đang làm ca đêm và dành nhiều thời gian ở chỗ làm hơn trường học. Tới kì nghỉ, ai biết được quản lý cửa hàng sẽ cho anh ta và Sampath làm nhiều tới mức nào?
Có nguồn tin trong ngành nói rằng khi các trường tiếng Nhật vào kì nghỉ, những “du học sinh” này sẽ làm việc nhiều hơn 40 tiếng mỗi tuần. Vậy khi nào họ sẽ học?

Du học sinh lấp đầy những khoảng trống

Năm 2016, lượng nhân công nước ngoài làm việc tại Nhật đã vượt quá mốc 1 triệu theo một nghiên cứu của Bộ Lao động.
Trong các hạng mục nhân công nước ngoài, “du học sinh” chiếm một sự tăng trưởng đáng kể từ 168000 năm 2015 lên đến 210000 trong năm 2016. Du học sinh chiếm khoảng 1/5 lượng nhân công nước ngoài làm việc tại Nhật. Xu hướng này sẽ còn gia tăng khi Bộ giáo dục dự kiến sẽ tăng số học sinh nước ngoài tại Nhật lên 300000 vào năm 2020.
Nhưng hãy chờ một chút! Du học sinh là học sinh, không phải nhân công nước ngoài. Tại sao họ lại được xếp vào hạng  nhân công? Tại sao chuyện lao động lại trở thành hành vi chính của một bộ phận lớn “du học sinh”?
Có thứ gì đó đã đi chệch hướng. Nếu như nước Nhật muốn mang về nhiều du học sinh hơn trước để khuyến khích trao đổi văn hoá và những thứ tốt đẹp khác nhưng thực tế là đất nước này đang tuyệt vọng về nguồn lao động giá rẻ thì có lẽ chính phủ không nên quá thẳng thắn khi đưa du học sinh vào các thống kê về nhân công nước ngoài.
Sự thật về vấn đề này là các nhân công nước ngoài đang giữ lại mọi thứ cho chúng ta – lấp vào chỗ trống trong những cửa hàng tiện lợi, quán ăn gia đình, dịch vụ vận chuyển và những dịch vụ quan trọng khác.
20170108235555


Triết lý “Khách hàng là số 1” nổi tiếng của Nhật Bản những năm gần đây đã đẻ ra nhiều quán ăn 24 giờ, dịch vụ vận chuyển chọn giờ và các dịch vụ đặc biệt hơn. Doanh số trực tuyến đã thúc mạnh nhu cầu lao động vượt ngưỡng và nguôn cung đơn giản là không thể theo kịp.
Đó là lúc nguồn lao động nước ngoài nhập cuộc.
Tuy nhiên việc thiếu lao động vẫn tiếp diễn. Yamato Transport đã tăng giá để giảm thiểu sự thiếu hụt lao động, Một vài quán ăn cân nhắc bỏ dịch vụ 24 giờ.
Đương nhiên, không gì tốt bằng việc sử dụng nhân công nước ngoài để lấp đầy sự thiếu hụt lao động. Mức lương thấp bạn trả cho họ vẫn còn cao hơn những gì họ nhận được ở quê nhà.
Lý do cho chuyện này là vì Cục xuất nhập cảnh không cấp visa lao động. Các visa cho các lĩnh vực chuyên môn cho phép ngừoi ta làm việc nhưng không tồn tại thứ gọi là “visa lao động”.
Visa du học sinh cho phép người ta làm việc 28 tiếng 1 tuần theo Luật nhập cư số 19.5. Nhờ thế mà các ông chủ phát hiện ra nếu họ đưa những du học sinh này (dễ khai thác, giá rẻ) tham gia vào thị trường lao động bằng cửa sau thì có thể thuê nhân công bằng một thứ visa hiệu quả tương đương visa lao động.
Những du học sinh đã hi sinh thời gian họ hành của họ để biến cuộc sống của chúng ta trở nên tiện lợi hơn. Tôi coi cửa hàng tiện lợi như cái tủ lạnh thứ hai của mình. Giữa đêm khuya, tôi không ngại nhờ chồng mình đi mua thứ gì đó ở cái tủ lạnh bên ngoài ấy.
Nhưng nói nghiêm túc thì ý của tôi là cửa hàng tiện lợi thật sự tiện lợi nhờ vào những nhân công nước ngoài làm quá giờ, thiếu thời gian học và thời gian ngủ.
Trong quá khứ, hầu hết du học sinh đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc nhưng ngày nay những người mới đến từ Nepal, Vietnam và các nước Đông Nam Á khác.
Điểm chung của nhũng du học sinh này là họ ưu tiên việc đi làm và chỉ có một chút thời gian hay năng lượng để dành cho nhưng mục đích đưa họ đến đây.
Các trường tiếng Nhật được mở khắp nước Nhật, những trường học này dán đầy những tin quảng cáo công việc ở nhà hàng, siêu thị,… trên bảng tin.
Mặc dù họ là du học sinh và được quy định không thể làm quá 28 tiếng/ tuần nhưng họ có xu hướng phá luật và việc học hành của họ trở thành một giấc mơ xa xỉ.
Không ai muốn đối diện với thực tại của ngành dịch vụ – đó là việc thiếu lao động dẫn tới việc du học sinh phải giảm bớt chuyện học hành.
Một ngừoi hoài nghi sẽ cho rằng chính phủ không quan tâm đến tương lai của Sampath. Anh ta có thể đúng. Chính phủ đã đặt ra mục tiêu 300,00 du học sinh và gần đạt tới mốc đó. Nhưng bạn hãy nhìn vào thực tại trước khi có thể ăn mừng.
Những du học sinh trẻ tuổi này đang lãng phí sức lao động và thời gian quý báu của họ để làm lợi cho những ông chủ xa cách thay vì cống hiên cho mục tiêu của mình. Liệu Sampath và Thilakarathna có thể thu được những kiến thức và kỹ năng giúp họ đạt được ước mơ? Hay đó là việc của chúng ta phải làm để bảo đảm hệ thống này có thể làm được điều đó?

 

 

Trả lời