Cửa hàng đồng giá 100 yên – Nét văn hóa mua sắm độc đáo của Nhật Bản

Đăng ngày 06/04/2020 bởi iSenpai

Daiso, Can Do, Lawson 100,….là những cái tên khá quen thuộc với mọi người khi nhắc đến các cửa hàng đồng giá 100 yên ở Nhật Bản. Không cần một số tiền lớn để mua một món hàng gia dụng bình thường, đến với cửa hàng đồng giá, bạn có thể mua được hầu hết những món hàng cần thiết cho gia đình với giá cả vô cùng phải chăng. Vậy, các cửa hàng đồng giá bắt đầu xuất hiện từ khi nào? Phát triển ra sao? Chúng ta thử cùng nhau tìm hiểu nhé.

Cửa hàng 100 yên (100円ショップ) là kiểu cửa hàng nhỏ, mà trong đó sẽ bán hàng đồng giá 100 yên/món, nên nó cũng có tên gọi khác là hyakkin (百均)

Hàng hóa được bày bán tại đây là những món đồ phục vụ nhu cầu hằng ngày như thực phẩm, mỹ phẩm, gia vị, dụng cụ ăn uống, dụng cụ nhà bếp, cũng như văn phòng phẩm cũng được bày bán khá nhiều tại đây. Các cửa hàng đồng giá thường là các chuỗi cửa hàng. Các ông lớn nổi tiếng như Daiso, Seria, Can do, Watts (Meets) với hơn 5500 cửa hàng trên khắp nước Nhật với doanh thu tận 550 tỷ yên (số liệu năm 2012).

Tuy nhiên, nếu tính theo thuế tiêu dùng hiện tại là 10%, thì một món hàng ở cửa hàng sẽ có giá là 110 yên, ngoài ra, tuy là cửa hàng đồng giá 100 yên, nhưng chúng ta vẫn sẽ bắt gặp các món hàng có giá cao hơn như 200, 300 hay 500 yên, tùy theo chất lượng sản phẩm.

Lịch sử

Nói về ý tưởng xây dựng các cửa hàng đồng giá thì có thể nó đã bắt đầu từ thời Kyoho, từ khoảng những năm 1720, với các cửa tiệm 19 văn tiền, 38 văn tiền….nhưng đến mãi tháng 3/1985, cửa hàng đồng giá 100 yên đầu tiên mới được ra đời tại Kasugai tỉnh Aichi, dưới sự dẫn dắt của ông Matsubayashi Akira . Sau đó, ông Yano Hirotake , người sáng lập Daiso Sangyo Co., Ltd., đang tập trung vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm để bán các sự kiện đặc biệt. Nhờ giành được sự tín nhiệm của các siêu thị và cửa hàng bách hóa, cửa hàng đầu tiên được mở vào năm 1991. Sau đó, các công ty khác trong cùng ngành, như “Can do”, “Celia” và “Watts” đã gia nhập thị trường và mở rộng mạng lưới cửa hàng. Kết quả là các nhà sản xuất đã được công nhận là kênh bán hàng mới. Đến giai đoạn kinh tế bong bóng, các cửa hàng đồng giá phát triển mạnh, được xem là “ngành công nghiệp phát triển trong thời kỳ suy thoái”.

Vào những năm 2000, loại hình cửa hàng tiện lợi với những mặt hàng tươi được bài bán theo kiểu của cửa hàng đồng giá 100 yên xuất hiện. Trước đó, vào năm 1996, loại cửa hàng này cũng đã xuất hiện trên thị trường với tên gọi Shop99, nay còn được biết dưới tên Lawson 100.

Cải tiến 

Sản phẩm thường được gia công bởi các nhà sản xuất bên ngoài Nhật Bản, giá thành được hạ xuống nhờ vào chi phí vận chuyển thấp cùng với công nghệ tính tiền khá lạc hậu. Do vậy, các cửa hàng này gặp không ít khó khăn trong khâu kiểm soát cũng như nguồn cung sản phẩm khó được đảm bảo. Kết quả là, ngay cả khi được giới thiệu trên các phương tiện truyền thông, lượng cung không thể tăng mạnh đồng thời sự thiếu hụt hàng hóa thường xuyên xảy ra. Từ năm 2005, các chuỗi cửa hàng lớn bắt đầu giới thiệu một hệ thống POS đọc mã JAN của sản phẩm, các cải tiến trong hệ thống sản xuất và cung ứng sản phẩm bắt đầu được thực hiện.

 

Phương pháp kinh doanh

Về cơ bản, các sản phẩm tại cửa hàng được bán theo nguyên tắc ở mức 100 yên/mặt hàng (chưa bao gồm thuế).Đối với các mặt hàng như đồ uống với giá thành thấp, tùy thuộc vào cửa hàng, nó có thể được bán với giá 100 yên, cũng có thể là 99 yên hoặc 88 yên.

Thông thường, trong suy nghĩ của mọi người, các mặt hàng ở cửa hàng đồng giá 100 yên sẽ rẻ hơn, tuy nhiên, nếu xét kỹ, sẽ có nhiều sản phẩm, nếu bạn mua ở siêu thị hoặc drug store sẽ chưa đến 100 yên như trong cửa hàng đồng giá vẫn bày bán. Xét theo cá nhân, số chênh lệch là không lớn và không đáng để mọi người để ý, nhưng nếu là một nơi bán được rất rất nhiều sản phẩm một ngày, thì con số này lại trở nên to lớn hơn.

Việc áp dụng giá thống nhất được cho là giúp tính toán dễ dàng hơn, tuy nhiên, gần đây có nhiều trường hợp gộp sản phẩm lại nhiều hơn và bán với giá 2-300 yên/kiện. Song song đó, các sản phẩm giá rẻ sẽ được bán 100 yên/2-3 món.

Các cửa hàng đồng giá 100 tiêu biểu

  • ダイソー
  • セリア
  • キャンドゥ
  • 得得屋
  • US.MART
  • なんじゃ村
  • ひゃくえもん
  • FLET’S
  • 100円ハウス レモン
  • 100円ショップ ポピア
  • 100円ショップサンボックス
  • 100きんランド 
  • THE 100 STORES 
  • ダイコク
  • ローソンストア100
  • フードスタイル(am/pm)

Cửa hàng đồng giá ở một số quốc gia khác như thế nào?

  • Mỹ: cũng như Nhật, ở Mỹ có các cửa hàng đồng giá 1 đô la. Hình thức cũng không quá khác biệt so với thế giới. Daiso cũng có cửa hàng tại quốc gia này, nhưng với giá 150 yên/sản phẩm (số liệu năm 2018)
  • Trung Quốc: Hầu hết hàng hóa Nhật Bản tại các cửa hàng 100 yên được sản xuất và nhập khẩu từ Trung Quốc. Số lượng cửa hàng đồng giá tại Trung Quốc đang tăng lên. 100 yên sẽ bằng khoảng 7 nhân dân tệ. Nhưng ở Trung Quốc, còn có các “cửa hàng 1 nhân dân tệ”, “cửa hàng 3 nhân dân tệ”, “cửa hàng 5 nhân dân tệ”, “cửa hàng 10 nhân dân tệ”, v.v., Ngoài ra trong cửa hàng cũng sẽ có 1 góc dành riêng cho các sản phẩm được bán với giá chung của cửa hàng đó. Giải thích cho sự đa dạng này, ta thấy ở Trung Quốc, các cửa hàng thường là kiểu tư nhân, kinh doanh nhỏ lẻ, khác với Nhật Bản – một nơi thịnh các kiểu cửa hàng hệ thống.
  • Châu Âu: nơi đây nổi tiếng có Flying Tiger Copenhagen và Sostlene Greine có trụ sở tại Đan Mạch và Ragahaus có trụ sở tại Thụy Điển.

 

Trả lời