Mang trong mình dáng vẻ xưa cũ, cung đường Nakasendou ngày nay ra sao?
Mở đầu cuốn “Trước khi trời sáng”, Nakajima Fujimura có viết, “Kisoji tất cả con đường đều nằm trong núi”, cung đường Nakasendou trong liên tưởng của ông, ngoại trừ đoạn đi qua đồng bằng Kanto tất cả đều là rừng núi. Khác với cung đường Tokai, cung đường Nakasendou tuy không thể nhìn thấy biển nhưng thay vào đó luôn tràn ngập năng lượng của núi rừng.
Thời Keichou từ năm thứ 6 đến năm thứ 7, dưới sự kiểm soát của Mạc Phủ, cung đường này được thành lập như 1 trong 5 cung đường tráng lệ nhất thời đó, bao gồm Tokaido, Nikko, Oushuu, Koshu và Nakasendou.
Ban đầu, những quán trọ được dựng lên làm nơi lãnh chúa nghỉ ngơi, sau đó là kho hàng của những thương gia, dần dần khu vực này trở nên náo nhiệt hơn. Ngày nay, ở Nakasendo bạn có thể thưởng thức những món dân dã của địa phương như mỳ soba Shinshu, bánh mochi Gohei, hay thư giãn tại lữ quán Shimosuwa, quán trọ duy nhất có suối nước nóng tọa tại Koushu, điểm cuối của cung đường, nơi ngày xưa là nơi dừng chân của các lãnh chúa, vẫn còn hoạt động cho đến tận ngày nay..
Không những thế bạn còn có thể nhâm nhi rượu Ono và rượu vang Shiojiri nổi tiếng trên toàn quốc. Hay thưởng thức món lươn được bắt từ hồ Biwa và sông Tenryu ở Okaya.
Nếu bạn muốn chiêm ngưỡng cảnh sắc mùa thu của Kisoji thì hãy đến đây và thưởng ngoạn cảnh sắc đẹp đến nao lòng trên con tàu hai tầng đặc biệt “Nakasendo Train” chỉ chạy duy nhất 4 ngày vào ngày 10- 13 tháng 11. Nhất là những ai muốn chạm vào, dù chỉ một chút phong vị xưa cũ của con đường đã trải dài suốt lịch sử từ thời Edo.
Khởi đầu của cung đường
Cùng với Tokai, Nakasendo là cung đường náo nhiệt nối liền giữa Edo và Kyo. Bắt đầu từ cầu Nhật Bản, đi qua lần lượt Ueno, Shinano, Kiso, Mino, Oumino, đến Sanjo Oohashi của Kyoto là 135 dặm 32 chou, tương đương 533.9 km, và có đến 69 quán trọ để nghỉ ngơi.
Khởi nguồn của cung đường cực kỳ lâu đời, cuốn “Nhật Bản Thư Kỷ” truyền lại rằng cung đường này được dùng khi Yamato Takerunomikoto trở về sau khi bình định Đông Quốc, bắt đầu từ Ueno, đi qua đèo Usui, Shinano, Mino, và Owari.
Sau đó để nối liền kinh đô và phía đông, đường từ Oumi đến Mutsu được thông suốt, cung đường được đặt tên là Tosando, cung đường quan trọng không thể thiếu trong việc kiềm chế chính quyền Yamato ở phía đông.
Thời Nara, dưới sự kiểm soát của nhà vua, Nakasendo là cung đường dành riêng cho quan lại, mặc dù có chút thay đổi nhưng điều này vẫn tiếp tục đến thời Chiến quốc.
Ở thời này cho đến thời Edo, Nakasendou về cơ bản là vượt qua đèo Uesaka đến Inaji (sông Tenryu), vượt qua đoạn nguy hiểm nhất của cung đường là đèo Torii và chuyển hướng trước khi đến Kisoji.
Từng là đường nhánh của cung đường Tokaidou
Một năm sau năm 1961, khi Tokugawa Ieyasu nắm quyền cai trị đất nước, Tokyo và Edo được liên kết với nhau bằng hệ thống truyền tin bằng ngựa theo con đường Tokaido (dọc theo bờ biển), những cung đường trọng yếu như Nakasendo sẽ thuộc sự quản lý của Mạc phủ. Đây chính là 5 con đường mà tớ đã nhắc ở trên.
Lúc bấy giờ năm con đường này không thể thiếu trong việc thống nhất đất nước. Tại mỗi trạm thường xuyên có đến 50 người và 50 ngựa, nếu là công việc của triều đình thì có thể sử dụng miễn phí.
Những năm đầu tiên của triều Kyoho (1716) cung đường đi trên núi như Nakasendo “không thể đi bằng đường biển” nên người xưa đã biểu thị bằng chữ街道. Cũng vào khi ấy, tên của Nakasendou được đổi từ 「中仙道」 thành 「中山道」.
Vị trí của Mạc phủ ngày xưa chính là trung tâm chính trị Tokyo bây giờ. Thiên hoàng ngự tại Kyoto, trung tâm kinh tế- văn hóa thời bấy giờ là vùng xung quanh Kyoto ngày nay, nên việc kết nối hai phía Đông Tây là cực kỳ quan trọng.
Thực ra, so với đường Tokaido thì Nakasendo dài hơn những 40 km, đồng thời có nhiều đèo núi nguy hiểm nên nhiều người chọn đường Tokai, và lúc ấy Nakasendo được dùng như là đường nhánh của Tokaido.
Tuy nhiên, một phần do việc cấm sông ít nên phụ nữ thường lựa chọn sử dụng đường này, vì thế Nakasendo còn có tên gọi khác là Betsukakujo.
Là cung đường xây dựng rất nhiều công trình với mục đích giám sát chặt chẽ.
Thời Mạc phủ Edo, để phòng ngừa sự chống đối của cách lãnh chúa, phu nhân của các lãnh chúa cứ 1 năm một lần bắt buộc phải đến Edo làm con tin.
Đã từng xảy ra việc vị phu nhân chạy trốn bằng con đường này nên những “chốt” chặn phụ nữ ra ngoài và vũ khí đi vào kiểm soát hết sức gắt gao. Đặc biệt là những lãnh chúa ở phía Tây bị kiểm soát đặc biệt chặt chẽ.
Những điểm như Hakone của Tokaido, Shinkyo, Usui của Nakasendo, Kiso Fukujima là bốn cổng trọng yếu. Các chốt phòng ngự cũng được lập nên ở khắp nơi gieo rắc nỗi phiền muộn cho người lữ khách. Đặc biệt là đèo Torii là một địa điểm quân sự quan trọng đã được sử dụng từ rất lâu trước đó. Và đèo Magome ở phía nam, nơi có dãy núi cao 3000m so với mực nước biển ngăn cách hai phía Đông Tây.
Cả thung lũng Kiso và Hakone đều là địa điểm quân sự quan trọng nên đều được đặt các ‘chốt”. Thêm nữa, người ta còn tạo ra một con dốc rất dốc “tựa như mũi bò”, và sắp xếp rất nhiều chốt quân sự ở đây. Ngoài ra, để không xảy ra phản loạn, triều đình còn rải nhiều phòng tuyến dọc khắp con đường.
Chắc hẳn sự tồn tại của các lãnh chúa ở phía Tây đối với Mạc phủ là thứ vừa đáng sợ vừa đáng ngờ.
Nét thu hút đặc biệt của Nakasendo, nơi có cực kỳ nhiều lữ quán
Nằm ở vị trí gần như giữa chốt Kiso Fukujima, nơi có chốt quân sự rất kiên cố, hay nằm ở cửa ngõ của những ngọn núi linh thiêng, nơi “rừng thiêng nước độc” nhưng Nakasendo vẫn là địa điểm rất đông đúc.
Ngoài ra, điểm thứ 39 Agematsu sở hữu 5 trong số 8 thắng cảnh của Kiso, có thể kể đến như thác Koya hay đệ nhất thắng cảnh của Nakasendo như “Mezame no sho”. Hay những nhà trọ như Nara Ijuku hay Yabuharajuku ngày xưa đều là những nơi rất thi vị.
Những năm đầu thời Tempo (1830), Nakasendo có lên đến 39 quán trọ và phòng trà, trong số 11 điểm ở Kiso là nơi khang trang nhất. Narai là địa điểm quan trọng trong việc bảo tồn các nét đẹp truyền thống, bạn có thể vừa dạo bộ vừa ngắm nhìn nét đẹp cổ kính của con đường.
Ngày nay, quán trọ Tsumago là nơi có thể trải nghiệm phong cách những quán trọ thời Edo và quán trọ này đã trở thành địa điểm du lịch tiêu biểu cho Kisoji. Giữa hai quán trọ tốt là Tsumago và Magome là đèo Magome mà tớ đã nhắc tới ở trên. Tác giả của cuốn “Trước khi trời sáng”, Shimazaki Fujimura đã từng được sinh ra trong một gia đình có người làm trưởng thôn, trưởng trạm, buôn bán của Magome.
Ngày nay tuyến đi bộ từ Nakatsugawa- Ochiai- đường lát đá Ochiai- đèo Jikkyoku hay quán trọ Magome- đèo Magome- quán trọ Tsumago rất được yêu thích, đặc biệt tuyến nhà trọ Magome- đèo Magome- quán trọ Tsumago dài chừng 8km có nhiều người nước ngoài tham gia, bạn có thể thỏa thích tận hưởng cuộc hành trình.
Khi nhắc tới Nakasendo thì chắc chắn không thể bỏ lỡ một chuyến du ngoạn băng qua rừng rồi. Đoạn giữa Ooi- Ookute nổi tiếng là nơi có nhiều đèo núi, nơi lấy đi nhiều thể lực của người lữ khách. Trên đoạn đường này có cả đèo Biwa, phía trước là đèo Torii và đèo Usui đang chờ đón. Từ đèo Shiojiri bạn có thể phóng tầm mắt ra bốn phương tám hướng thưởng ngoạn cảnh sắc mê đắm lòng người.
Nghe nói khi đi qua những đoạn đường hiểm trở trong núi ở Nakasendo, mọi người đều đưa tay hướng về phía trước để làm nguôi đi con giận của các vị thần linh nơi đèo núi. Ở bên vệ đường các bạn còn có thể nhìn thấy dấu tích của việc tổ chức lễ hội nữa đấy.
Nakasendo ngày nay
Từ sau thời Meiji, cùng với sự phát triển của mạng lưới đường sắt, cung đường Nakasendo dần chìm vào quên lãng. Thời gian di chuyển kéo dài nên lợi ích về việc đi lại của cung đường đã không còn nữa, nhưng sự thiết yếu trong việc nối liền Tokyo- Shinshu hay Owari- Kiso vẫn còn đó.
Tuy nhiên, tuyến đường Tokai được khai thông, đường cao tốc nối liền Osaka- Kobe hay tuyến Shinkasen đã được xây dựng. Cùng với sự hoàn thiện của đường sắt, cung đường Nakasendo đã hoàn toàn đứng nép mình sang một bên.
Ngày nay, với tình trạng bảo tồn rất tốt của cung đường và những lữ quán đã tồn tại từ trước thời Edo, Nakasendo đã trở thành khu du lịch nổi tiếng. Bây giờ chúng ta có thể dễ dàng và nhanh chóng khi di chuyển giữa Tokyo- Kyoto nhưng thời xưa phải mất đến hơn 2 tuần, một cuộc hành trình dài và gian lao.
Dọc theo cung đường, cứ cách 1 dặm sẽ lại có một ụ đá, được dùng như nơi tạm nghỉ giữa cuộc hành trình dài, cũng có những quán trà hay điểm dừng chân được xây dụng ở đây. Đến tận bây giờ vẫn còn sót lại rất nhiều phế tích, bạn có thể cảm nhận chút gì đó không khí của ngàn xưa.
Bạn nghĩ sao nếu ở thời hiện đại này thử trải nghiệm cảm giác phong vị khi đi bộ trên cung đường cổ kính Nakasendo ở Kisoji hay Shinano? Chắc chắn bạn sẽ phát hiện không ít nét đẹp xưa cũ của lịch sử Nhật Bản đấy!
Tham khảo: https://wondertrip.jp/90403/