Cuối tuần kì lạ của salaryman Nhật

Đăng ngày 18/12/2018 bởi iSenpai

Nhân viên văn phòng cuối tuần biến thành vận động viên đấu vật. Hai tay hai súng vẫn “nỗ lực tốt trong công việc”

Ở Osaka có một hội các nhân viên văn phòng yêu thích đấu vật chuyên nghiệp. Thành viên của hội từ vận động viên đấu vật đến trọng tài đều là nhân viên của các công ty thực phẩm hoặc các phòng tập thể thao. Các thành viên đều bảo rằng, “vì được tham gia đấu vật chuyên nghiệp nên có thể nỗ lực tốt trong công việc hàng ngày”. Chỉ cuối tuần họ sẽ biến thành các vận động viên đấu vật, trọng tài hay thuyết minh trận đấu, cháy hết mình trên sàn đấu.

“Một cú ném quyết định! Đầu chổng ngược ngã khỏi sàn đấu rồi!”

Tiếng bình luận viên hét vang vọng trên sàn đấu Uehonmachi –haihaitaun ở Tennouji-ku, Osaka một ngày tháng 2. Các ngón đòn dữ dội của đấu vật chuyên nghiệp như “đá song phi”, “bay lật người nện xuống” được tung ra trong tiếng reo hò cổ vũ của 200 người xem.

Nhìn lại trận đấu, anh Sawara Eiji (39) đại diện của Hội đấu vật chuyên nghiệp Shien khen, “Hôm nay cũng là một trận đấu kịch tính”. Các thành viên của Shien từ vận động viên đấu vật đến trọng tài, bình luận viên đều là nhân viên văn phòng, hai tay hai súng. Ông Sawara với tên trên sàn đấu là Kiairyu-kenetsuchan cũng đang phụ trách kinh doanh ở một công ty bán phụ tùng xe hơi.

Năm 2009, anh Sawara đã cùng những người bạn là vận động viên đấu vật chuyên nghiệp muốn tạo một sàn đấu chỉ cần chỗ ngồi xem tạm thời ở công viên Sankaku, đó cũng là lúc anh muốn thành lập nên Shien. Thời Đại học anh đã từng vào Hội những người yêu thích đấu vật chuyên nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, anh vào làm cho một công ty bảo vệ nhưng không thấy phù hợp, cứ vậy anh khổ sở chuyển việc mấy lần. Lại được đứng trên sàn đấu, nghe tiếng reo hò bên tai, anh “lần đầu tiên thấy được con đường của chính mình”.

Tháng 3/2010, Shien được thành lập. Đầu tiên chỉ có 6 tay đấu, giờ đã là 20, cộng thêm trọng tài và bình luận viên. Lúc thi đấu, các tay đấu tự mình đi vòng quanh bán vé, hoặc thuê treo thông báo ở các quán ăn. Trong tuần đi làm, cuối tuần lại luyện tập hoặc thi đấu, hầu như không có thời gian rảnh, nhưng anh Sawara cảm thấy “Đấu vật như là cuộc sống thứ 2, nó sinh ra nguồn năng lượng giúp cố gắng trong công việc”.

Anh Kuriyama Katsuya (41), chủ của sàn đấu mang tên “Maro Kuriyama” là nhân viên một công ty thực phẩm cũng cho rằng “Đấu vật có tác dụng tích cực đối với công việc”. Anh cũng được công ty cho phép tham gia đấu vật, thậm chí ở nơi làm việc còn được gọi bằng tên của sàn đấu.

Anh Okubo Hiroto (27) quản lý một câu lạc bộ thể hình dùng chính tên thật lên sàn đấu. Anh cho biết “Tôi ưu tiên cho đấu vật khi chọn công việc. Ở Shien toàn người đi làm nên tôi thấy rất thoải mái”.

Anh Sawara hy vọng: “Tôi tạo một sân chơi cho những người đi làm mà vẫn muốn tiếp tục đấu vật. Sau này tôi muốn qua môn đấu vật truyền lửa cho dân Osaka. Hy vọng có thể trở thành lẽ sống cho nhiều người”.

Lam Hương

Theo báo Sankei

Trả lời