Bờ phía đông của quần đảo Nhật Bản nằm trên vành đai lửa Thải Bình Dương và nằm tại các dải giao cắt giữa mảng lục địa Âu-Á với 2 mảng Phillipnes và Thái Bình Dương khiến cho Nhật Bản trở thành một trong những quốc gia có nhiều động đất trên thế giới. Có nhiều trận động đất lớn như động đất Kobe năm 1995 hay thảm họa kép động đất sóng thần Touhoku năm 2011 gây ra thiệt hại to lớn và ám ảnh lâu dài. Những kiến thức cơ bản về động đất ở Nhật Bản sẽ giúp cho bạn yên tâm hơn khi công tác và học tập ở Nhật.
I. Chuẩn bị
Điện thoại của Nhật luôn được trang bị một phần mềm cảnh báo thiên tai, hãy chú ý theo dõi và làm theo các cảnh báo trên điện thoại của bạn.
Bạn nên chuẩn bị sẵn những vật dụng cần thiết khi có động đất xảy ra ở một chỗ dễ lấy trong nhà bao gồm radio chạy pin để nghe ngóng tin tức, đèn pin, dụng cụ sơ cứu, đồ ăn khô và nước uống.
Bạn cũng nên đặt sẵn bình cứu hỏa trong nhà vì những trận động đất lớn thường đi lèm với chập điện và hỏa hoạn. Các đồ vật nặng và dễ vỡ trong nhà không nên đặt ở chỗ cao để tránh rơi vỡ.
Bạn cũng nên làm quen với bản đổ khu vực xung quanh và những địa điểm sơ tán khi gặp động đất như sân vận động, công viên,…
Khi bạn vắng nhà, hãy tắt các thiết bị điện và tắt van gas để tránh các hậu quả xảy ra khi có động đất.
II. Làm gì khi có động đất
Hãy tìm một nơi ẩn náu an toàn như gầm bàn, gầm giường để tránh các đồ vật đang rơi. Quan trọng nhất là phải giữ bình tĩnh để đưa ra những quyết định sáng suốt. Khi di chuyển nhớ mang theo các vận dụng che chắn trên đầu va khi đang rung lắc không được di chuyển, chỉ di chuyển khi chấn động đã tạm ngưng. Tuyệt đối không sử dụng thang máy.
Nếu bạn đang ở ngoài đường khi có động đất, hãy nhanh chóng di chuyển tới các địa điểm sơ tán, các bãi đất bằng và rộng, tránh xa các tòa nhà cao tầng hay các trụ điện, cây to. Nếu bạn ở gần biển hay di chuyển tới những địa điểm cao hơn để phòng sóng thần có thể xảy ra.
Khi cần chiếu sáng không được dùng các vật dụng bắt lửa mà chỉ được dùng đền pin.
Ngoài ra bạn cũng nên cập nhật các thông tin hướng dẫn qua radio để biết được cách di chuyển và tình hình động đất. Điều quan trọng là bạn phải tuyệt đối làm theo chỉ thị của các đội cứu hộ và các hướng dẫn của chính quyền.
III. Những vùng có nhiều động đất ở Nhật
Động đất ở Nhật thường tập trung tại dải ven biển Thái Bình Dương và đặc biệt nhiều ở vùng đông bắc. Theo số liệu của cục khí tượng Nhật Bản, các tỉnh có nhiều động đất nhất nước Nhật từ tháng 5 năm 2004 đến tháng 3 năm 2014 là:
1. Fukushima (khu vực Tohoku) 6540 trận động đất, 36 trận trên 5 độ.
2. Ibaraki (khu vực Kanto) 5675 trận động đất, 35 trận trên 5 độ.
3. Miyagi (khu vực Tohoku) 5652 trận động đất, 24 trận trên 5 độ.
4. Iwate (khu vực Tohoku) 4748 trận động đất, 15 trận trên 5 độ.
5. Tochigi(Khu vực Kanto) 2992 trận động đất, 9 trận trên 5 độ.
6. Chiba(Khu vực Kanto) 2970 trận động đất, 11 trận trên 5 độ.
7. Niigata(Khu vực Chubu) 2,691 trận động đất, 32 trận trên 5 độ.
8. Tokyo(Khu vực Kanto) 2249 trận động đất, 5 trận trên 5 độ.
9. Hokkaido 2081 trận động đất, 9 trận trên 5 độ.
10. Aomori (khu vực Tohoku) 1962 trận động đất, 8 trận trên 5 độ.
H.M (blog của tác giả http://ikemen96.wordpress.com/