Hiện nay, có khoảng 328,3600 (theo số liệu thống kê năm 2018) người Việt Nam chiếm phần đông đang lưu trú tại Nhật Bản. Trong những năm gần đây nhiều thực tập sinh kỹ năng Việt Nam bỏ trốn, mất tích, chết do làm việc quá sức, tự sát và du học lao động bất hợp pháp. Việt Nam đứng đầu trong số vụ tội phạm người nước ngoài và số thực tập sinh nước ngoại bỏ trốn tại Nhật. Nguyên nhân xảy ra tình trạng lên là do để được sang Nhật Bản học tập và làm việc, họ đã phải vay mượn một số tiền lớn để trả phí dịch vụ cao cho các công ty phái cử, công ty tư vấn du học hay môi giới. Những công ty này quảng cáo sai sự thật về các chương trình vừa học vừa làm thu nhập cao. Nhưng lý do quan trọng hơn nữa bản thân các du học sinh và thực tập sinh do không được chuẩn bị đầy đủ kiến thức về giao tiếp – đặc biệt là tiếng Nhật và thông tin cần thiết về văn hóa làm việc tại Nhật nên họ đã và đang rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn và chịu nhiều tổn hai. Tình trạng trên gây ảnh hưởng không nhỏ đến dư luận xã hội Nhật.
Chính phủ hai nước cũng cam kết hỗ trợ nhiều chính sách nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề nan giải trên. Không thể nhắm mắt làm ngơ với những câu chuyện đau thương của những số phận khác nhau trên xứ sở Mặt Trời mọc, anh Mizushima Takeru đã suy nghĩ mình phải làm gì đó. Anh suy nghĩ rằng mấu chốt vấn đề, sợi chỉ kết nối chính là vấn đề communication giữa người lao động Việt Nam và các doanh nghiệp Nhật. Anh đã cùng đồng nghiệp – những tình nguyện viên người Nhật Bản và người Việt Nam bắt đầu triển khai Dự án T – Shirt (tạm dịch là “áo phông” dành cho Thực tập sinh) dưới tên gọi 【GINO – T】. Với ý tưởng tạo ra công cụ giao tiếp giữa người với người thông qua chiếc “áo phông”, anh đã gọi vốn lập ra dư án tại READYFOR để gây quỹ hỗ trợ.
Anh Mizushima Takeru – người sáng lập ra dự án 【GINO-T】
Hình 1: Giao tiếp qua “Áo phông”
Vì sao dự án này được gọi là T- Shirt? Làm thế nào dự án này có thể kết nối giải quyết được các vấn đề của thực tập sinh? Số tiền gây quỹ có được dùng vào việc gì? Sẽ có rất nhiều câu hỏi xoay quanh. iSenpai có cơ hội tiếp xúc trao đổi với anh Nelson (nick name anh thường dùng khi còn là nhà báo) về dự án trên.
- BẮT ĐẦU TỪ TẤM LÒNG TRẢ NGHĨA, ĐỀN ƠN
Kể về cơ duyên ra đời 【GINO – T】, anh cho biết anh đã sang Việt Nam làm việc từ 2011-2019 với tư cách là một nhà báo. Anh xúc động nói thêm, anh vốn dĩ như những salary man Nhật khác, là người làm công ăn lương. Với ước mơ trở thành creator nhưng công việc của công ty ngày càng chán nản, ủ rũ, không tìm ra niềm vui trong công việc cũng như mục đích sống của bản thân. Anh “trốn chạy” môi trường cuộc sống hiện tại đến Việt Nam du lịch, viết blog kiếm sống và có cuộc sống tự do giống như những hình ảnh anh tưởng tượng lúc bấy giờ. Trong suốt 8 năm ở Việt Nam, anh còn mong ước có thể làm cho mọi người cười một cách thoải mái hết sức, thông qua ngòi bút của mình. Anh viết về cuộc sống, con người Việt Nam, anh gặp gỡ tiếp xúc với nhiều người Việt bản địa qua các cuộc phỏng vấn. Bài viết của anh về Việt Nam là sự cảm nhận về con người, thiên nhiên được chắt lọc từ những góc độ thuần khiết nhất trải đều lên những trang viết của mình,
Điều đó khiến anh đã thực sự yêu đất nước Việt Nam từ lúc nào, và anh cho rằng đây là quê hương thứ hai của anh. Việt Nam chính là nơi giúp anh “cứu” lại giấc mơ và tìm thấy cuộc sống của chính mình. Trong thâm tâm anh lúc nào cũng mong muốn đóng góp một phần nho nhỏ công sức của mình với người dân đất Việt.
Hình 2: Tham gia các trò giải trí với người dân địa phương
- CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA THỰC TẬP SINH VIỆT NAM
Khi còn sinh sống ở Việt Nam, anh thường thấy trên mạng xã hội, truyền thông đại chúng xuất hiện các từ “mất tích”, “chết vì làm việc quá sức”, “lưu trú bất hợp pháp”, “tự sát”… Và hầu hết liên quan đến thực tập sinh Việt Nam. Nó quá xa vời so với kinh nghiệm thực tế của anh. Tai nghe không bằng mắt thấy, anh đã quyết định quay lại Nhật để tìm hiểu và xác thực các thông tin trên. Anh đã phỏng vấn và tiếp xúc với nhiều người Việt Nam tại Nhật qua các trường dạy tiếng Nhật, các công ty bất động sản dành cho người nước ngoài, một công ty phi lợi nhận hỗ trợ việc tiếp nhận thực tập sinh từ phía Nhật Bản, một ngôi chùa do một sư thầy người Việt trụ trì dành riêng cưu mang các thực tập sinh, du học sinh qua đời.
Hình 3: Sư cô Thích Tâm Trí cầu siêu cho những người đồng hương không may qua đời tại Nhật
Sau thời gian dài tìm hiểu anh rút ra có hai nguyên nhân chính: Một là các tổ chức quản lý thực tập sinh phía Nhật Bản và các tổ chức phái cử dạy tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản chưa phát huy hết vai trò và chức năng. Hai là, dựa trên bối cảnh đó việc giao tiếp giữa người Nhật và người Việt tại nơi làm việc rất khó khăn. Các mối quan hệ tin cậy trong doanh nghiệp vẫn chưa được thiết lập.
Anh kể rằng thời điểm đó anh chỉ làm những việc đáng nên làm của một nhà báo chân chính. Anh đã tìm hiểu được ngọn nguồn câu chuyện và cũng truyền lại những gì cần làm. Một lần anh quay về quê hương vào mùa đông năm 2019 tại đảo Okinoerabu thuộc vùng Kagoshima thăm gia đình. Anh thật sự ngạc nhiên với hòn đảo nhỏ bé chiếm 0,6 dân số với 12,000 người dân mà có tới 80 thực tập sinh Việt Nam sinh sống và làm việc trên đảo. Và cơ duyên giúp anh tạo ra một kế hoạch thực hiện event giao lựu giữa thực tập sinh trên đảo và người dân bản địa trung hợp với Tết Cổ Truyền cho người Việt. Sau này anh ấy mới biết đây là hòn đảo có nhiều thực tập sinh Trung Quốc bỏ trốn làm náo động dư luận một thời gian dài. Với hình ảnh những nụ cười của người Việt trong bữa tiệc giao lưu đã lưu mãi trong tâm trí của anh. Anh chợt nảy ra ý tưởng mình cần làm gì đó để trả ơn người Việt trên chính mảnh đất cội nguồn của mình.
Anh kể thêm, chính mỗi người Việt Nam anh gặp, dòng chảy văn hóa, sự mộc mạc ấm áp tự nhiên là do tâm hồn đẹp của con người mà ra. Anh cảm thấy sự đồng điệu nó là thứ vũ khí mạnh mẽ giúp anh có thêm nhiều động lực tạo ra nhiều kế hoạch giúp đỡ thực tập sinh người Việt tại quê hương mình nhiều hơn.
Hình 4: Giao lưu cùng với thực tập sinh người Việt Nam tại đảo Okinoerabu
Hình 5: Một trong những biểu tượng của dự án thể hiện công cụ giao tiếp
Chính vì lý do đó, anh cùng với một số người bạn lập ra dự án 【GINO – T】để gây quỹ. Dự án đã được anh cho ra ý tưởng cách đây hai năm và dự tính kết thúc vào tháng 2 năm 2021. Đến thời điểm tháng 12 năm 2020, dự án đã gây quỹ được 43 man yên Nhật. Dự tính với mục tiêu đạt 100 man yên Nhật sắp tới 【GINO – T】 đã và đang tiến hành các hoạt động gửi tới các chính quyền địa phương, các tổ chức liên quan đến thực tập sinh Việt Nam, các tổ chức quản lý trên toàn quốc.
Cuối cùng, qua dự án 【GINO – T】anh muốn gửi đến thông điệp đến toàn thể người con đất Việt xa quê hương đặc biệt là những thực tập sinh rằng: Dù sức bé nhưng anh là một người Nhật luôn cố hết sức mình dõi theo, quan tâm, ủng hộ cũng như tạo ra các hoạt động giao lưu con người giữa Nhật Bản và Việt Nam.
Hình 6: Minh họa giải pháp của dự án cho Doanh nghiệp Nhật và thực tập sinh
Phải nói rằng, trong mỗi giai đoạn của cuộc sống đều có những con người như thế, thầm lặng chắt chiu yêu thương để chia sẻ xem niềm vui, khó khăn được vượt qua cũng những hạnh phúc của người khác là của mình. Dòng máu có khác nhau, dân tộc và văn hóa có khác nhau nhưng cống hiến không suy nghĩ cho những điều tốt đẹp giữa con người và con người, tình yêu của một con người đối với đất nước khác thì là điều thiêng liêng vô cùng.
Thông qua dự án và các hoạt động của mình anh tin rằng đây là một kênh thông tin quan trọng giúp người lao động Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường hiểu biết lẫn nhau, là cầu nối gắn kết những con người Việt Nam xa nhà đoàn kết hơn và thương yêu nhau hơn. Dự án 【GINO – T】 cũng có mong muốn kêu gọi tất cả người Việt Nam và Nhật Bản cùng nhau nỗ lực hỗ trợ để cùng nhau xây dựng hợp tác cải thiện mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước ngày càng tốt đẹp hơn.
Hình 7: Anh Mizushima Takeru và những người bạn cùng đồng hành
Tham khảo thêm về dự án gây quỹ Cloud Funding theo đường link bên dưới