Theo như một cuốn sách mới của các học giả đến từ các trường Đại học Hokkaido và Yokohama, những người hâm mộ giờ đây sẽ có cơ hội được gặp gỡ với các nhân vật hoạt hình anime trong các bộ phim mà mình yêu thích.
“Du lịch nội dung ở Nhật Bản” nghiên cứu về hiện tượng ngành du lịch Otaku, nhờ đó, các fan hâm mộ có thể tới thăm các địa điểm có thật được dùng làm bối cảnh trong anime. Tương tự như du lịch lấy cảm hứng từ các bộ phim, ví dụ như “Chúa tể những chiếc nhẫn”, “nội dung” hay kontentsu ở Nhật đề cập cụ thể đến “các tác phẩm phái sinh, mô phỏng và dùng nhiều lần một nội dung được làm phong phú bởi sự phổ biến của anime và manga.”
Tổng kết lại, các công ty giải trí khai thác sự cuồng nhiệt của các fan hâm mộ bằng việc đánh vào các tác phẩm phái sinh của hình thức nhượng quyền thông thường: “nội dung”. Các tác giả của cuốn sách, Philip Seaton, Takayoshi Yamamura, Akiko Sugawa-Shimada and Kyungjae Jang, nói rằng, khái niệm này được minh họa một cách hoàn hảo bởi tiểu thuyết đầu tiên của thế kỉ 11 “Truyện kể Genji”, các phiên bản của nó (kịch múa, parody (nhái lại), phim ảnh, hoạt hình, truyện tranh, thậm chí cả múa rối) đã duy trì nền công nghiệp du lịch trong một thiên niên kỷ sau khi xuất bản.
Du lịch lấy cảm hứng từ nội dung được người hâm mộ gọi là seichi junrei, tức hành hương đến các địa điểm linh thiêng, và cuốn sách cho rằng hiện tượng này bắt nguồn từ những thông lệ tôn giáo cổ xưa. Người hâm mộ thể hiện “hành vi tôn sùng”, chẳng hạn như để lại những tấm gỗ tạ ơn nhỏ (ema) tại các đền thờ Shinto được khắc cùng với hình ảnh thần tượng anime của họ, và nhờ họ giúp đỡ trong các kỳ thi.
JTB, đại lý du lịch lớn nhất của Nhật bản, gần đây đã tung ra một chiến dịch nhằm khuyến khích các fan anime nước ngoài để chỉ định “các địa điểm linh thiêng” cho một chuyến hành hương anime mới.
Chính phủ hiện hỗ trợ Du lịch nội dung như là một phần trong chiến dịch PR của chương trình xúc tiến du lịch Cool Japan, kết hợp với mục tiêu chính thức là đạt được 40 triệu du khách nước ngoài đến năm 2020 và 60 triệu du khách đến năm 2030. Năm 2004, một số lượng lớn người hâm mộ Nhật Bản đã du lịch đến Hàn Quốc sau khi xem bộ phim truyền hình “Winter Sonata” với mục đích thăm quan các địa điểm có trong bộ phim. Nhận thức được sự hấp dẫn trên toàn cầu đối với văn hóa của Nhật Bản, các nhà chức trách đã tiến hành đẩy mạnh ngành Du lịch nội dung nhằm phát triển ngành du lịch trong nước cũng như thu hút các du khách nước ngoài.
Một trường hợp điển hình gần đây là thành phố nhỏ Hida ở tỉnh Gifu, được mô tả trong bộ phim anime “Your Name” năm 2016. Người hâm mộ hiện nay đang tập trung trên các con phố, cố gắng theo dõi và tái tạo lại những khung cảnh chính xác từ bộ phim.
Du lịch nội dung không chỉ giới hạn ở Nhật. Các tác giả viện dẫn người hâm mộ Jane Austen như một ví dụ xuất sắc ở nước ngoài. Những người đóng góp cho tác phẩm của Austen đã kết hợp cùng với người hâm mộ các bộ phim hay tác phẩm truyền hình được chuyển thể từ công việc của cô để đến thăm cả những khung cảnh trong tiểu thuyết và các địa điểm được sử dụng trong những thước phim.
Việc xem nhẹ tính xác thực khách quan là một câu hỏi mang tính chỉ trích trong cuốn sách và điều đó đã gây kích động cho một số khách du lịch phương Tây đến Nhật Bản, những người có xu hướng nhìn vào các tòa nhà “mang phong cách lịch sử” đã được khôi phục lại như là một tác phẩm cóp nhặt vô giá trị. Nhưng ở Nhật Bản, việc chấp nhận xây dựng lại có nghĩa là Thành Osaka vẫn được coi là một trong những di tích lịch sử quan trọng nhất của đất nước, cho dù nó được xây dựng bằng bê tông sắt từ năm 1931, và được hoàn chỉnh với thang máy.
Cuốn sách cung cấp một lịch sử ngắn gọn về du lịch Nhật Bản, điều đã đi vào thị trường đại chúng từ rất sớm, đầu thế kỉ 17. Thời điểm đó, hàng năm có khoảng hơn 1 triệu người qua lại trên con đường Tokaido giữa Tokyo và Kyoto. Hành trình đi đến các thuộc địa của Đế quốc Đại Hàn và Mãn Châu đã trở nên phổ biến vào đầu thế kỷ 20, và trong những ngày đầu của Chiến tranh thế giới II, các chuyến du lịch đều xoay quanh “các địa điểm chiến tranh gần đây như Nam Kinh”. Sau chiến tranh, việc thăm quan vào những lúc nhàn rỗi của người nước ngoài chỉ được cho phép từ sau năm 1964, chủ yếu như là một cách “quảng bá Nhật Bản”.
Cuốn sách cũng minh hoạ một cách khéo léo lịch sử đau đớn của sự dư thừa du lịch thời kỳ bong bóng. Việc xả rác ra vùng nông thôn là một lời nhắc nhở đáng buồn về những rủi ro của các sáng kiến du lịch từ trên xuống. Nhật Bản hiện nay đang chuẩn bị hết mình cho Thế vận hội mùa hè 2020, theo đó họ sẽ tham khảo tất cả đánh giá của khách du lịch nước ngoài về sự hiếu khách, ẩm thực, trà đạo… của Nhật Bản. Điều này cho thấy Nhật Bản đã rút ra được kinh nghiệm từ bài học trước đây của mình.
Một đoạn trích dẫn súc tích có viết: “Trong những năm 1980, các thành phố được khuyến khích xây dựng các khu nghỉ dưỡng; trong những năm 2000, họ được khuyến khích xây dựng các câu chuyện.” Thật vậy, các khu vực địa phương đang cố tranh thủ để đảm bảo các thỏa thuận quảng cáo với các nhà sản xuất anime. Các tỉnh đang phát triển các ứng dụng điện thoại thông minh mà người hâm mộ chỉ truy cập được khi họ tới thăm các “địa điểm thiêng liêng” ở địa phương. Ishinomaki ở tỉnh Miyagi đã sử dụng Ingress, một ứng dụng game được “mở khóa” bằng dữ liệu GPS, trong khi Nanto ở tỉnh Toyama có một ứng dụng cho phép người hâm mộ chụp ảnh mình bên cạnh nhân vật anime khi đứng ở vị trí “thực” trong câu chuyện.
Trong cuộc thảo luận về tính xác thực, sẽ rất là thú vị khi thấy rằng việc phân phối sản phẩm một cách quyết đoán của tỉnh đã làm cho người hâm mộ bắt đầu xa lánh họ, theo cách mà những chỉ thị du lịch của Văn phòng Nội các có thể làm nhụt chí của các vị khách du lịch tự do. Dĩ nhiên, Nhật Bản bản thân nó đã là một “địa điểm thiêng liêng” tối thượng mà chính phủ muốn thu hút, dụ dỗ các fan hâm mộ nước ngoài. Mà theo như lời của CEO Nobuyuki Ota, mục tiêu của Cool Japan chính là “cho thế giới thấy được Nhật Bản tuyệt vời đến nhường nào”
Theo Japan Times