Giáo dục lý tưởng ở Nhật Bản

Đăng ngày 21/08/2017 bởi iSenpai

Tác giả: Lucy Crehan – một giáo viên và một nhà nghiên cứu giáo dục.
Tôi đã đi uống cà phê với Susan, một giáo viên trợ lý ngôn ngữ, tại một quán Starbucks của một thị trấn nhỏ của Nhật Bản. Cô xin lỗi vì vị trí biệt lập của cuộc gặp mặt giữa chúng tôi và giới thiệu tôi với đối tác của mình, Liam, khi chúng tôi xếp hàng đợi đồ uống Matcha Lattes (một sai lầm, chúng trông giống và có vị như nước ao). Susan và Liam có một con trai độ tuổi đi học tiểu học và cả hai làm việc trong hệ thống trường công lập ở Nhật Bản trong nhiều năm qua, đem lại cho họ một cái nhìn sâu sắc về sự khác biệt giữa cách tiếp cận của Nhật Bản và phương Tây với việc học.

Xã hội hóa trong các trường tiểu học 

Điều mà lần đầu tiên đập vào Susan khi cô bắt đầu giảng dạy ở đây là hành vi trong trường tiểu học. “Các hành vi trong các trường tiểu học dường như thực sự xấu. Lúc đầu, tôi nghĩ mình chỉ là giáo viên người đang để chúng đi quá xa, nhưng sau đó tôi thấy điều tương tự lặp đi lặp lại trong lớp học. Học sinh được cho phép đứng lên và đi xung quanh nhưng không được gây sự trong giờ học, và nói chung là làm những gì họ thích, trừ những gì nguy hiểm.”

Điều này rõ ràng đã cho tôi ngạc nhiên, vì bản thân tôi vẫn chưa đến thăm một trường tiểu học. Chắc chắn nó không phù hợp với khuôn mẫu của sinh viên Nhật Bản là vâng lời và hiếu học, cũng không phù hợp với kinh nghiệm của tôi trong trường cấp hai và trung học, nơi mà các học sinh đã thực sự được biết vâng lời và chăm học. Nhưng sự cho phép những gì chúng ta ở phương Tây xem là “hành vi xấu” thì đây thực sự là một chính sách đã tính toán trong những năm đầu của trường tiểu học.

Thay vì nhìn thấy những năm đầu tiên đi học như là một thời gian cho các giáo viên để thiết lập tầm quan trọng của việc làm theo hướng dẫn của giáo viên và tập trung vào việc học ở trường thông qua phần thưởng và trừng phạt, người Nhật xem nó như là một thời gian cho các em tự nhận ra những điều này cho mình. Họ tin rằng trẻ em tự nhiên mong muốn là một phần của nhóm, vì vậy nếu hầu hết mọi người của nhóm là tập trung vào công việc, những người khác cuối cùng sẽ nhận thấy chán nản những thứ khác mà họ đang làm và muốn tham gia vào nhóm.

Hầu hết các công việc các em làm trong trường tiểu học được thực hiện theo ‘han’ (nhóm), vì vậy việc học trở thành một hoạt động xã hội. Nếu một đứa trẻ nào đó rời khỏi chiếc ghế của mình và không tham gia, giáo viên có thể nói điều gì đó như “Nhóm Vàng là chưa sẵn sàng”. Điều này tất nhiên có tác dụng làm cho những người còn lại của Nhóm Vàng trách cá nhân kia bướng bỉnh và cầu xin bạn ấy đến và tham gia để có thể hoàn thành nhiệm vụ của họ. Bằng cách này, trẻ em học được những gì mà họ đang cần thông qua nhóm, và tìm hiểu để tự hào về những thành tựu đạt được như là một nhóm. Những cảm xúc và niềm tin này rất quan trọng trong xã hội Nhật Bản, và đọng lại với mỗi người trong suốt thời trung học và tuổi trưởng thành.

Bài học giáo dục đạo đức 

Những lý tưởng khác được dạy một cách rõ ràng hơn bởi các giáo viên của mình thông qua hình thức bài học giáo dục đạo đức kéo dài của họ. Trẻ em có bài học này mỗi tuần một lần cho toàn bộ phần học bắt buộc của họ, mục đích của nó là để:

“Phát triển một công dân Nhật Bản, người sẽ không bao giờ mất tinh thần nhất quán tôn trọng người xung quanh; người sẽ nhận ra tinh thần này ở nhà, ở trường học và trong các tình huống thực tế khác trong xã hội mà anh ta là một thành viên; người phấn đấu cho sự sáng tạo của một nền văn hóa giàu tính cá nhân và cho sự phát triển của một quốc gia và xã hội dân chủ; và là người có thể  đóng góp tự nguyện cho xã hội quốc tế hòa bình.”

Điều này phụ thuộc phần lớn vào từng giáo viên để quyết định làm thế nào cung cấp cho học sinh những bài học. Hầu hết các bài học mà tôi đã thấy trong trường cấp hai Nhật Bản theo một phong cách sư phạm khá truyền thống của nội dung giáo viên chuyển tải, nhưng những bài học giáo dục đạo đức thì hoàn toàn khác. Học sinh sẽ đọc một câu chuyện hay nghe một kịch bản, thảo luận về các hành động của các nhân vật chính trong nhóm của họ, và đưa ra ý kiến/quyết định của riêng mình về những gì họ sẽ làm gì và lý do tại sao, sau đó họ chia sẻ với cả lớp.

Mặc dù phong cách phụ thuộc vào giáo viên, nội dung thì không phải, và một danh sách các mục tiêu của giáo dục đạo đức được cung cấp bởi Bộ Giáo dục. Các mục tiêu này thuộc bốn lĩnh vực rộng, nhưng nội dung rộng hơn nhiều những gì chúng tôi ở phương Tây thường xem xét phân loại thuật ngữ “giáo dục đạo đức”, và bao gồm các mục tiêu xung quanh thái độ cá nhân để làm việc và học tập (“luôn luôn duy trì một thái độ ham học”) và trang phục cá nhân (“để giữ cho mình gọn gàng”). Một danh sách các mục tiêu của giáo dục đạo đức ở Nhật Bản có thể được tìm thấy ở đây:http://www.mext.go.jp/b_menu/hakusho/html/hpae196501/hpae196501_2_031.html

Các hoạt động định hướng mục tiêu

Thay vì làm một cái gì đó giới hạn việc một bài học một tuần này, sự phát triển của các đặc điểm ngoài học thuật và hành vi của học sinh là mục tiêu rõ ràng của những sự kiện lớn trong suốt năm học. Mỗi trường có một ngày thể thao và một lễ hội văn hóa mỗi năm (và đây là một sự kiện quan trọng, liên quan đến những tuần rèn luyện vất vả), các mục tiêu trong số đó là để “xây dựng đoàn kết lớp và trường và khuyến khích nỗ lực cá nhân tận tâm và kiên trì.” Các chuyến đi và dã ngoại do trường tổ chức được thiết kế để “mở rộng kiến thức của học sinh về thiên nhiên và thế giới xung quanh theo một phong cách thú vị và đáng nhớ, cũng như đào tạo học sinh những hành vi công cộng phù hợp.

Thậm chí các sự kiện nhỏ hơn và những ngày học thường xuyên có những mục tiêu liên quan đến họ, được thảo luận và quyết định bởi các học sinh của mình. Một số lượng đáng kể thời gian là dành riêng cho điều này trong các giai đoạn hình thức, và sinh viên làm biểu ngữ và khẩu hiệu để nhắc nhở họ về những mục tiêu đã thoả thuận như là một nhóm. Không chỉ vậy, có một văn hóa kiểm tra vào cuối một hoạt động để xem liệu họ có đạt được mục tiêu mà họ đặt ra để hoàn thành như một nhóm hoặc lớp học. Ví dụ, tất cả học sinh dành 20 phút mỗi ngày làm sạch trường với nhau (để họ học cách tôn trọng môi trường của họ). Vào cuối buổi này, các nhóm sinh viên sẽ tập hợp với nhau và các trưởng nhóm sẽ đọc lại các mục tiêu: “Chúng ta đã làm việc với nhau tốt không?” “Có” “Chúng ta đã sử dụng thời gian của chúng ta tốt không?” “Có”!

Điều đó có giá trị không?

Những ảnh hưởng của giáo dục lý tưởng không phải dễ dàng đo lường được. Trong hệ thống giáo dục theo hướng dữ liệu, điều này có nghĩa là những tác động này không có giá trị, và quá ít thời gian để dành suy nghĩ về phát triển và những đặc điểm và hành vi của học sinh. Một số người nói rằng đó là như thế nó phải thế – trường là lo về việc làm cho trẻ em thông minh hơn, và không có gì khác. 

Tôi nghĩ rằng đây là một sai lầm, vì hai lý do. Đầu tiên là công cụ; rằng bằng cách cố ý phát triển các đặc điểm học sinh sự chăm học và khả năng thích ứng, và rõ ràng xác định giá trị nỗ lực và sự kiên trì, bạn có thể tăng cường những cái có thể đo lường giống như lên lớp. Tất nhiên có những cách tốt hơn và tồi tệ hơn để làm điều này, và nghiên cứu nên thông báo sự ra đời của bất kỳ chương trình như thế. Nhưng trừ khi bạn tin rằng sự chăm học và khả năng thích ứng là 100% do di truyền, bạn sẽ đồng ý rằng có khả năng họ bị ảnh hưởng bởi một môi trường của trẻ, cái mà đó ít nhất một phần thuộc tầm kiểm soát của chúng tôi là các nhà giáo dục.  

Nguyên nhân thứ hai thì cơ bản hơn. Trong khi tôi ở Nhật Bản, tôi đã đến thăm Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình ở Hiroshima. Như bạn có thể tưởng tượng, đây là một trải nghiệm vô cùng cảm động và buồn phiền, và nó làm cho tôi suy nghĩ về những mục tiêu của giáo dục. Công nghệ hạt nhân rất tinh vi, và được phát minh bởi những con người được giáo dục đã được đánh giá cao trong các kỳ thi Toán và Khoa học. Nhưng có phải những gì tốt đẹp là kiến thức không nếu nó được sử dụng cho các mục đích phá hoại? Và cái gì tốt đẹp cho một đứa trẻ để biết tất cả thời gian biểu của chúng nếu căn nhà của chúng bị phá hủy trong một vụ nổ hạt nhân? Chúng ta cần phải nói về những điều này với con em chúng ta để chúng ta tránh những sai lầm của quá khứ. Giáo dục đạo đức là quan trọng, ngay cả khi những ảnh hưởng của giáo dục mà không được nhìn thấy đến tận nhiều năm sau đó, khi mà một ai đó quyết định không nhấn nút lớn màu đỏ.

Nguyễn Ngọc Hòa – dịch từ  http://www.insideclassrooms.com

Trả lời