Góc khuất trong văn hoá câu lạc bộ ở Nhật Bản

Đăng ngày 09/06/2019 bởi iSenpai

Hiện trạng của câu lạc bộ tại Nhật Bản

Theo thống kê năm 2013 của Bộ Giáo dục Nhật bản thì có 65% học sinh trung học cơ sở, và 42% học sinh trung học phổ thông đang tham gia hoạt động tại các câu lạc bộ. Với mục đích thúc đẩy một môi trường giáo dục nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm và tinh thần đoàn kết, tránh để cho học sinh bị lôi kéo theo những cái xấu.

Thời xưa, khi trẻ con không nghe lời thì chúng ta có thể dùng những phương pháp như đánh mắng, hay không cho uống nước, nhưng hiện tại những cách đó đã không thể dùng được nữa.

Thực tế, có những câu lạc bộ ở Nhật Bản đang bị biến dạng méo mó. Trong hệ thống tuyển dụng của Nhật Bản, chế độ thâm niên, cùng với số năm tăng dần thì tiền lương cũng được tăng theo. Gần đây, ý kiến cho rằng hãy đánh giá cá nhân dựa trên năng lực đang dần trở nên thống trị. Tuy vậy, trong câu lạc bộ chủ nghĩa senpai là tuyệt đối vẫn còn xuyên suốt.

Nếu có mặt senpai thì phải chào hỏi, có bất cứ chuyện gì phải báo cáo lại cho senpai. Dù cho có năng lực nhưng nếu là năm 1 phải đi nhặt bóng là chuyện đương nhiên, khi lựa chọn hội trưởng thì thông thường sẽ lựa chọn từ những năm cuối.

Những năm hoạt động câu lạc bộ bị gắn liền với hình ảnh phải phục tùng mệnh lệnh của senpai. Kouhai thì chỉ cần ném toàn bộ trách nhiệm cho senpai, senpai thì có thể đẩy cho kouhai những việc phiền hà.

Vì vậy thay vì giáo dục tinh thần kính trên nhường dưới, chúng ta đã ngầm thừa nhận một môi trường mà ở đó những senpai có thể cư xử ngạo mạn tùy thích.

Nạn quấy rối mang tên “Hãy chịu đựng gian khổ!”

Khi nói về tính nghiêm túc với các câu lạc bộ thì ở đây học sinh sẽ phải học cách nếm trải những khó khăn. Dù có vui vẻ đến đâu đi chăng nữa, thì mọi chuyện không phải sẽ luôn suôn sẻ.  Khi ấy, chắc chắn họ sẽ được dạy rằng, “Hãy chịu đựng những gian khổ ấy!”

“Đừng chạy trốn”, “Hãy đối mặt với nó”, “Nếu chịu đựng được khó khăn, đến lúc nào đó sẽ có trái ngọt”. Nhìn từ bên ngoài thì đó đúng là những câu từ ngọt ngào đầy tính động viên.

Nhiều trường hợp học sinh, sinh viên vô cùng ngoan ngoãn, đơn giản. Khi được bảo “Hãy chịu đựng!” thì chúng sẽ hiểu rằng “Mình nên chịu đựng”. Họ bị tẩy não bởi cái danh giáo dục tình cảm.

Bản tính chịu đựng được đẩy tới giới hạn thì khi trở thành người trưởng thành người ta sẽ luôn suy nghĩ “Mình phải chịu đựng”, “Không được phép chạy trốn”, cứ như thế chúng tự bịt mất lối thoát cho riêng mình.

Trong cuộc sống cũng có những sự phi lý như không cần thiết phải chịu đựng, hay những khó khăn nên chạy trốn thì hơn. Vậy nhưng trong cộng đồng câu lạc bộ, người ta đã bị tẩy não bằng những câu “Không được chạy trốn!”, “Hãy chịu đựng”.

Trong nền giáo dục như vậy, có ai dạy rằng người ta nên bỏ việc ngay ở những “công ty đen”?

*Công ty đen: Chỉ những công ty bóc lột sức lao động nhân viên.

Tiêu phí thời gian là chuyện hiển nhiên

Một thể chế thú vị như câu lạc bộ, với mục đích “Khiến mình mạnh mẽ hơn”, ”Để tạo ra thành quả” thì việc tiêu tốn thời gian cho chúng là chuyện đương nhiên. Và lý do đưa ra để biện hộ là “Do tôi muốn làm”.

Và vì thế, suy nghĩ “để đạt được mục tiêu cùng mọi người thì hy sinh thời gian của bản thân mình là chuyện đương nhiên” được nuôi dưỡng.

Thế nhưng việc chính của học sinh là học tập. Khi tham gia các câu lạc bộ, nào là tập luyện buổi sáng, tập luyện buổi trưa, tập luyện sau giờ học, tập luyện vào ngày nghỉ, học sinh phải dành ra một lượng thời gian khổng lồ. Có lẽ cũng có những nơi thoải mái hơn về cơ bản, nếu không có lý do thì việc nghỉ bị cấm. Cũng có cả những trường học bắt buộc phải tham gia câu lạc bộ.

Cuối cùng thì tham gia câu lạc bộ khiến cho thay vì dùng thời gian cho bản thân thì học sinh chỉ có thể dành thời gian cho các câu lạc bộ. Tại sao lại như thế bởi vì ngay đến thời gian, tần suất hoạt động bản thân không thể tự quyết định, có một yêu cầu “tất cả mọi người” đều phải cống hiến cho câu lạc bộ.

Thời học sinh như vậy, nên khi ra ngoài xã hội, chúng sẽ chấp nhận lý thuyết “Mình nên hy sinh thời gian của bản thân”. Chính thời gian đi học chúng ta nên học cách sử dụng thời gian của bản thân ra sao, vậy nhưng ở câu lạc bộ người ta không có cơ hội đó.

Góc khuất nơi việc bắt nạt tập thể hay tai nạn xảy ra thường xuyên

Có lẽ tội lỗi lớn nhất của CLB là hoạt động theo tập thể. Càng nghiêm túc tham gia câu lạc bộ bao nhiêu thì mối quan hệ trong câu lạc bộ trở thành mối quan hệ chính của mỗi người càng nhiều bấy nhiêu. Bởi vì họ sẽ ở cùng nhau từ sáng đến tối và cả ngày thứ 7, chủ nhật.

Hơn nữa, mọi người làm việc với ý thức “Hướng tới mục tiêu cùng nhau”, nên khiến không gian cho sự thắc mắc bị đóng lại. Nói cách khác sự đoàn kết đó chỉ là cách nói hoa mỹ của “xã hội làng xã”.

Xã hội làng xã: ý chỉ xã hội được xây dựng nên theo cơ cấu của làng xã ngày xưa, nơi mà người có quyền lực sẽ thống trị ở vị trí cao nhất.

Chính bởi sự đoàn kết đó nên cuối cùng thì cá nhân phải hi sinh vì tập thể. Không được phép ích kỷ, không được phép nghỉ ngơi, không được phép cãi lại tiền bối. Bởi vì chúng ta là đồng đội, nghĩ tới đồng đội là việc đương nhiên!

Kết quả là không ai có thể nói ra chuyện đó là không hợp lý.

Những nô lệ của công việc được ươm mầm bởi câu lạc bộ

Ở đây ta không hề phản đối những người đã cống hiến thanh xuân cho câu lạc bộ, bởi cũng có những giây phút ngọt ngào cùng câu lạc bộ. Tuy nhiên chúng ta cần đặt vấn đề về tần suất hoạt động của câu lạc bộ.

Không nên khiến con trẻ phải quá sức khi tham gia. Chạy trốn nghĩa là phản bội, nói ra ý kiến của mình nghĩa là phản kháng lại cấp trên, nghỉ làm nghĩa là lười biếng. Những lý dó này là những luận điệu thường được đưa ra bởi những “công ty đen”.

 “Tiền bối là tuyệt đối nên không được cãi lại”, “Hãy kiên nhẫn, đừng chạy trốn”, “Vì mọi người hãy hi sinh bản thân đi!”. Đâu đâu cùng là cách suy nghĩ của nô lệ công ty, nhưng ở câu lạc bộ điều đó lại trở thành điều đương nhiên.

Điều đó thật đáng sợ. Bản chất của câu lạc bộ không hề xấu, tuy nhiên chúng ta nên đặt dấu hỏi cho trào lưu hi sinh bản thân là chuyện đương nhiên hay tính kiên trì ở đây. Chúng ta không được nuôi dạy những học sinh không biết đặt nghi vấn. Cần xem xét lại hệ thống câu lạc bộ, không để nó trở thành nơi ươm mầm những nô lệ của công việc.

Nguồn: https://www.huffingtonpost.jp/shion-amamiya/school-activity_a_23198336/

Trả lời